Cơ quan Thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có phải do Chủ tịch Liên hiệp đứng đầu không?
Cơ quan Thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có phải do Chủ tịch Liên hiệp đứng đầu không?
Theo Điều 18 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Cơ quan Thường trực
Cơ quan Thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam do Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đứng đầu. Cơ cấu của Cơ quan Thường trực gồm văn phòng, các ban khu vực, các ban chức năng và các đơn vị trực thuộc. Cơ quan Thường trực có Quy chế tổ chức và hoạt động được ban hành theo các quy định của pháp luật và phù hợp với Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì Cơ quan Thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam do Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đứng đầu.
Cơ cấu của Cơ quan Thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam gồm:
- Văn phòng;
- Các ban khu vực;
- Các ban chức năng;
- Các đơn vị trực thuộc;
Cơ quan Thường trực có Quy chế tổ chức và hoạt động được ban hành theo các quy định của pháp luật và phù hợp với Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Cơ quan Thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có phải do Chủ tịch Liên hiệp đứng đầu không? (Hình từ internet)
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam do cơ quan nào bầu ra?
Theo điểm c khoản 3 Điều 15 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Đoàn Chủ tịch
1. Đoàn Chủ tịch là cơ quan lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc.
2. Đoàn Chủ tịch gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký, các Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; Chủ tịch các tổ chức thành viên; Trưởng các ban, đơn vị trong Cơ quan Thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, đại diện một số cơ quan, tổ chức nhân dân và một số cá nhân tiêu biểu. Số lượng, cơ cấu và thể thức bầu Đoàn Chủ tịch do Đại hội đại biểu toàn quốc quy định.
3. Đoàn Chủ tịch có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Thảo luận và thông qua báo cáo của Ban Thường vụ Đoàn Chủ tịch, quyết định chương trình và kế hoạch hoạt động hàng năm giữa hai kỳ hội nghị Đoàn Chủ tịch;
b) Thông qua số lượng, danh sách Ban Thường vụ Đoàn Chủ tịch và thay đổi nhân sự Ban Thường vụ Đoàn Chủ tịch theo đề nghị của Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam;
c) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký, các Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Chủ tịch; bổ sung, thay đổi, miễn nhiệm Ủy viên Đoàn Chủ tịch. Số Ủy viên Đoàn Chủ tịch bầu bổ sung không được vượt quá 1/3 (một phần ba) số Ủy viên Đoàn Chủ tịch đã được Đại hội quyết định;
d) Quyết định Quy chế làm việc của Đoàn Chủ tịch, Ban Thường vụ Đoàn Chủ tịch, Quy chế khen thưởng, kỷ luật của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam;
đ) Chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam nhiệm kỳ tiếp theo;
e) Triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường khi có yêu cầu của ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Đoàn Chủ tịch hoặc của ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số tổ chức thành viên.
...
Theo quy định nêu trên thì cơ quan bầu Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là Đoàn Chủ tịch (cơ quan lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc).
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có quyền yêu cầu Ban Kiểm tra họp bất thường hay không?
Theo khoản 3 Điều 17 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Ban Kiểm tra
1. Ban Kiểm tra do Đại hội đại biểu toàn quốc bầu. Ban Kiểm tra gồm Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban Ban Kiểm tra là một trong số các Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Chủ tịch;
2. Ban Kiểm tra có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Bầu Trưởng ban Ban Kiểm tra;
b) Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm việc chấp hành Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, việc thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc, của các hội nghị Đoàn Chủ tịch và Ban Thường vụ Đoàn Chủ tịch;
c) Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam;
d) Hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động của Ban Kiểm tra của các tổ chức thành viên;
đ) Giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;
e) Kiến nghị với Ban Thường vụ Đoàn Chủ tịch các hình thức kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
3. Ban Kiểm tra họp thường kỳ mỗi năm một lần, họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam hoặc đề nghị của Trưởng ban Ban Kiểm tra.
Căn cứ trên quy định Ban Kiểm tra họp thường kỳ mỗi năm một lần, họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam hoặc đề nghị của Trưởng ban Ban Kiểm tra.
Như vậy, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có quyền yêu cầu Ban Kiểm tra họp bất thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?