Cơ quan thường trực giúp việc của Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU là cơ quan nào theo quy định của pháp luật?
Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU có sử dụng con dấu riêng không?
Về con dấu của Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU được quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định ban hành kèm theo Quyết định 146/QĐ-BCĐIUU năm 2019 quy định như sau:
Con dấu của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo không sử dụng con dấu riêng.
2. Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; thành viên Ban Chỉ đạo ký các văn bản theo nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền sử dụng con dấu của cơ quan mình công tác.
Như vậy, theo quy định thì Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU không sử dụng con dấu riêng.
Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU có sử dụng con dấu riêng không? (Hình từ Internet)
Cơ quan thường trực giúp việc của Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU là cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định ban hành kèm theo Quyết định 146/QĐ-BCĐIUU năm 2019 quy định về trách nhiệm của bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU như sau:
Trách nhiệm của bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU, có trách nhiệm:
a) Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Ban Chỉ đạo xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo theo định kỳ hàng năm và đột xuất; dự thảo quyết định, kết luận của Ban Chỉ đạo.
b) Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Ban Chỉ đạo xử lý các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo; dự thảo nội dung báo cáo kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo theo định kỳ, đột xuất.
c) Đảm bảo các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo, sử dụng bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
...
Như vậy, theo quy định thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực giúp việc của Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU.
Ủy viên Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU thuộc Bộ Tư pháp thì có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 7 Điều 11 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định ban hành kèm theo Quyết định 146/QĐ-BCĐIUU năm 2019 quy định về trách nhiệm của các Ủy viên Ban Chỉ đạo như sau:
Trách nhiệm của các Ủy viên Ban Chỉ đạo
...
7. Trách nhiệm của Ủy viên thuộc Bộ Tư pháp
a) Giúp lãnh đạo Ban Chỉ đạo rà soát, hoàn thiện các văn bản chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo đảm bảo hiệu lực, hiệu quả; thẩm định các quy định về chống khai thác IUU.
b) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của bộ mình phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường rà soát, hoàn thiện khung pháp lý kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tế về chống khai thác IUU.
c) Tham mưu, đề xuất gia nhập các điều ước quốc tế về nghề cá để áp dụng vào Việt Nam phù hợp với quá trình hội nhập nghề cá thế giới.
8. Trách nhiệm của Ủy viên thuộc Bộ Giao thông vận tải.
a) Tham mưu cho lãnh đạo Ban Chỉ đạo giải pháp xử lý các hoạt động liên quan đến tàu chở nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác IUU cập cảng thuộc quản lý của Bộ Giao thông vận tải; triển khai thực hiện Hiệp định biện pháp Quốc gia có cảng.
b) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của bộ mình phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành, địa phương liên quan trong công tác chống khai thác IUU liên quan đến lĩnh vực do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
...
Như vậy, đối với Ủy viên Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU thuộc Bộ Tư pháp thì có những trách nhiệm sau đây:
(1) Giúp lãnh đạo Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU rà soát, hoàn thiện các văn bản chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo đảm bảo hiệu lực, hiệu quả; thẩm định các quy định về chống khai thác IUU.
(2) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của bộ mình phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường rà soát, hoàn thiện khung pháp lý kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tế về chống khai thác IUU.
(3) Tham mưu, đề xuất gia nhập các điều ước quốc tế về nghề cá để áp dụng vào Việt Nam phù hợp với quá trình hội nhập nghề cá thế giới.
Lưu ý: Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU nêu trong bài viết là Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?