Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là cơ quan nào?
Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã làm việc thông qua hình thức nào?
Căn cứ Điều 11 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-BCĐĐMPTKTTTHTX năm 2017 quy định về chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã như sau:
Chế độ làm việc
Ban Chỉ đạo làm việc thông qua các phiên họp định kỳ 06 tháng một lần hoặc đột xuất theo quyết định của Trưởng Ban; thông qua lấy ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo bằng văn bản.
1. Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban triệu tập theo kế hoạch.
2. Trường hợp không tổ chức được cuộc họp, có thể thông báo và xin ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo bằng văn bản.
3. Tùy theo yêu cầu và nội dung của cuộc họp, Trưởng Ban Chỉ đạo có thể triệu tập cuộc họp với thành phần phù hợp hoặc mời thêm đại biểu không thuộc Ban Chỉ đạo.
4. Các phiên họp của Ban Chỉ đạo phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian và địa điểm trước ít nhất 03 ngày làm việc. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm nghiên cứu văn bản, chuẩn bị ý kiến thảo luận, bố trí thời gian tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo.
5. Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo được thể hiện bằng thông báo của Văn phòng Chính phủ, Kết luận của Phó Ban Chỉ đạo được thể hiện bằng thông báo của Văn phòng đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Như vậy, theo quy định, Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã làm việc thông qua:
(1) Các phiên họp định kỳ 06 tháng một lần hoặc đột xuất theo quyết định của Trưởng Ban;
(2) Thông qua lấy ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo bằng văn bản.
Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã làm việc thông qua hình thức nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là cơ quan nào?
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là cơ quan nào quy định ở Điều 4 Quyết định 1242/QĐ-TTg năm 2023 (Có hiệu lực từ 25/10/2023) cụ thể:
Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Trong trường hợp có thay đổi đại diện lãnh đạo tham gia Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, cơ quan liên quan có văn bản báo cáo gửi Thường trực Ban Chỉ đạo để bổ sung, điều chỉnh thành viên Ban Chỉ đạo.
2. Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Trưởng ban, các ủy viên Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của bộ, ngành, cơ quan mình trong công tác chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm kiện toàn Văn phòng Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã thành Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể để giúp việc cho Ban Chỉ đạo; trên cơ sở sử dụng bộ máy của Cục Kinh tế hợp tác và công chức kiêm nhiệm của bộ, cơ quan liên quan; bảo đảm không tăng thêm tổ chức bộ máy và phát sinh biên chế công chức.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm kiện toàn Văn phòng Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã thành Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể để giúp việc cho Ban Chỉ đạo;
Trên cơ sở sử dụng bộ máy của Cục Kinh tế hợp tác và công chức kiêm nhiệm của bộ, cơ quan liên quan; bảo đảm không tăng thêm tổ chức bộ máy và phát sinh biên chế công chức.
Trước đây, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là cơ quan nào, giải đáp như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Quyết định 352/QĐ-TTg năm 2017 (Hết hiệu lực từ 25/10/2023) quy định về hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã như sau:
Hoạt động của Ban Chỉ đạo
1. Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Chỉ đạo quy định.
2. Các thành viên của Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Trong trường hợp có sự thay đổi đại diện lãnh đạo tham gia Ban Chỉ đạo, các Bộ, cơ quan liên quan có văn bản báo cáo để bổ sung, điều chỉnh thành viên Ban Chỉ đạo.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo. Giúp việc cho Ban Chỉ đạo là Văn phòng đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (gọi tắt là Văn phòng đổi mới) do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định trên cơ sở sử dụng bộ máy của Vụ Hợp tác xã (Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) và cán bộ kiêm nhiệm của các Bộ, cơ quan khác có liên quan.
4. Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban thường trực, các Phó Trưởng ban, các ủy viên Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Bộ, cơ quan trong công tác chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.
Như vậy, theo quy định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Giúp việc cho Ban Chỉ đạo là Văn phòng đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định trên cơ sở sử dụng bộ máy của Vụ Hợp tác xã và cán bộ kiêm nhiệm của các Bộ, cơ quan khác có liên quan.
Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-BCĐĐMPTKTTTHTX năm 2017 quy định về trách nhiệm của Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo như sau:
Trách nhiệm của Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo
1. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
2. Tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành bổ sung cơ chế, chính sách bảo đảm cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động phục vụ việc phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
3. Kiểm tra, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về sự phối hợp giữa các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
4. Thừa ủy quyền Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã có các trách nhiệm sau đây:
(1) Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
(2) Tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành bổ sung cơ chế, chính sách bảo đảm cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động phục vụ việc phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
(3) Kiểm tra, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về sự phối hợp giữa các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
(4) Thừa ủy quyền Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?