Cơ quan thuế lựa chọn kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế cần phải đảm bảo điều kiện nào? Các biện pháp nâng cao tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được quy định ra sao?
Các biện pháp nâng cao tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định các biện pháp nâng cao tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế như sau:
Các biện pháp nâng cao tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế
Căn cứ kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế được quy định tại Điều 10 Thông tư này, cơ quan thuế thực hiện phân tích bản chất hành vi, quy mô của mỗi mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ pháp luật thuế với các biện pháp xử lý phù hợp với mỗi vấn đề tuân thủ như sau:
1. Đối với trường hợp tuân thủ cao: Đưa vào danh sách xem xét, lựa chọn tuyên dương, khen thưởng người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế.
2. Đối với các trường hợp cần nâng cao tuân thủ:
a) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, các đại lý thuế để triển khai các biện pháp hỗ trợ người nộp thuế thực hiện các thủ tục về thuế; tổ chức các chương trình tiếp xúc với người nộp thuế, hội nghị đối thoại, hội thảo, đào tạo giúp người nộp thuế thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế;
b) Nghiên cứu sửa đổi chính sách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, triển khai các biện pháp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin để việc kê khai, nộp thuế được thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí tuân thủ cho người nộp thuế;
c) Được phân loại rủi ro và áp dụng các biện pháp quản lý thuế đối với các mức rủi ro người nộp thuế quy định tại các Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22 Thông tư này.
Theo đó, các biện pháp nâng cao tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được quy định như trên.
Người nộp thuế (Hình từ Internet)
Cơ quan thuế lựa chọn kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế cần phải đảm bảo điều kiện nào?
Theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định như sau:
Áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế
1. Cơ quan thuế lựa chọn trường hợp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế phải đảm bảo:
a) Trường hợp được lựa chọn qua phân tích, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế không dưới 90% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm;
b) Trường hợp được lựa chọn ngẫu nhiên không quá 10% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm.
...
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc cơ quan thuế lựa chọn kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế phải đảm bảo:
- Trường hợp được lựa chọn qua phân tích, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế không dưới 90% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm;
- Trường hợp được lựa chọn ngẫu nhiên không quá 10% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm.
Lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định như sau:
Áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế
...
2. Lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra kiểm tại trụ sở của người nộp thuế
Căn cứ danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro về hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại Điều 13 Thông tư này, cơ quan thuế lựa chọn các trường hợp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế như sau:
a) Lựa chọn trường hợp thanh tra: Lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra năm tại trụ sở của người nộp thuế theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống.
b) Lựa chọn trường hợp kiểm tra: Lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra năm tại trụ sở của người nộp thuế theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống và không trùng lặp với người nộp thuế đã được lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra tại điểm a khoản 2 Điều này.
c) Việc áp dụng quản lý rủi ro trong lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế phải tránh trùng lặp, chồng chéo theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Trường hợp cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế có thông tin tin cậy làm giảm mức độ rủi ro của người nộp thuế tới mức thấp hoặc có cơ sở cho rằng mức độ rủi ro của người nộp thuế là thấp chưa đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm thì cơ quan thuế quyết định không lựa chọn người nộp thuế đó vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra và lựa chọn người nộp thuế khác theo quy định để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm. Trường hợp trong công tác quản lý thuế, có thông tin được thu thập và xác minh được người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao thì cơ quan thuế lựa chọn bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm. Cơ quan thuế chịu trách nhiệm về các quyết định thay đổi của mình.
d) Việc xây dựng và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế; danh sách bổ sung, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Cơ quan thuế căn cứ kết quả phân tích rủi ro bằng ứng dụng công nghệ thông tin hoặc rủi ro từ phân tích nghiệp vụ, thông tin từ thực tế công tác quản lý thuế để xác định nội dung, phạm vi thanh tra, kiểm tra thuế.
Theo đó, lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách các cơ quan tạm dừng tuyển công chức từ 01/12/2024 để triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy?
- Mẫu Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức thuộc Bộ Tài chính mới nhất theo Quyết định 2188?
- Mẫu báo cáo dữ liệu tiềm lực khoa học và công nghệ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Thông tư 15 như thế nào?
- Year End Party là gì? Công ty có bắt buộc phải tổ chức Year End Party cho người lao động không?
- Mẫu tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học mới nhất theo Nghị định 125 như thế nào?