Cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu có được thi hành các bản án của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và cấp huyện không?
Có bao nhiêu cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 13 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:
Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự
Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm:
1. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự:
a) Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp;
b) Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Cơ quan thi hành án dân sự:
a) Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);
b) Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);
c) Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).
Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự; tên gọi, cơ cấu, tổ chức cụ thể của cơ quan thi hành án dân sự.
Theo đó, cơ quan thi hành án dân sự hiện nay bao gồm 03 cơ quan, cụ thể như sau:
- Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);
- Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);
- Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).
Cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 15 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân khu như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân khu
1. Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
2. Tổng kết thực tiễn công tác thi hành án theo thẩm quyền; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này.
4. Phối hợp với các cơ quan chức năng của quân khu trong việc quản lý cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án cấp quân khu theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
5. Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan thi hành án phạt tù trong quân đội trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.
6. Giúp Tư lệnh quân khu và tương đương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 172 của Luật này.
Như vậy, cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khi có một số nhiệm vụ va quyền hạn như trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008, giúp Tư lệnh quân khu và tương đương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 172 Luật Thi hành án dân sự 2008;...và một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu có được thi hành các bản án của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và cấp huyện không?
Cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu có được thi hành các bản án của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và cấp huyện không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) quy định về thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu như sau:
Thẩm quyền thi hành án
...
3. Cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự quân khu và tương đương trên địa bàn;
b) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự khu vực trên địa bàn;
c) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự trung ương chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;
d) Quyết định dân sự của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;
đ) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án cấp quân khu khác ủy thác.
Từ quy định trên thì cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu có quyền thi hành án đối với các quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nếu nhận được ủy thác từ các cơ quan trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?