Cơ quan thanh tra là gì? Chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra được xử lý như thế nào?
Cơ quan thanh tra là gì?
Cơ quan thanh tra được giải thích tại khoản 18 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Cơ quan thanh tra là cơ quan được thành lập theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cơ quan thanh tra là cơ quan được thành lập theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Cơ quan thanh tra là gì? (Hình từ Internet)
Chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra được xử lý như thế nào?
Chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra được xử lý theo khoản 2 Điều 55 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra
...
2. Chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra được xử lý như sau:
a) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của Thanh tra Chính phủ với cơ quan thanh tra khác thì Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra;
b) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các Thanh tra Bộ thì các Chánh Thanh tra Bộ trao đổi để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định;
c) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của Thanh tra Bộ với Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở hoặc Thanh tra huyện thì Chánh Thanh tra Bộ trao đổi với Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra sở hoặc Chánh Thanh tra huyện để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì Thanh tra Bộ tiến hành thanh tra;
d) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của Thanh tra Bộ hoặc Thanh tra Tổng cục, Cục với cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ thì Chánh Thanh tra Bộ trao đổi với Thủ trưởng cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì Chánh Thanh tra Bộ báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định;
đ) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ với Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở hoặc Thanh tra huyện thì Thủ trưởng cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ trao đổi với Chánh tra tỉnh, Chánh Thanh tra sở hoặc Chánh thanh tra huyện để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ tiến hành thanh tra;
e) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của Thanh tra Tổng cục, Cục với Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở hoặc Thanh tra huyện thì Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục trao đổi với Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra sở hoặc Chánh Thanh tra huyện để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì Thanh tra Tổng cục, Cục tiến hành thanh tra;
g) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các Thanh tra Tổng cục, Cục trong cùng một Bộ thì các Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục trao đổi để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì báo cáo Chánh Thanh tra Bộ xem xét, quyết định;
h) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của Thanh tra tỉnh với Thanh tra sở hoặc Thanh tra huyện thì Chánh Thanh tra tinh trao đổi với Chánh Thanh tra sở hoặc Chánh Thanh tra huyện để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra;
i) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các Thanh tra sở thì các Chánh Thanh tra sở trao đổi để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh xem xét, quyết định;
k) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của Thanh tra sở với Thanh tra huyện thì Chánh Thanh tra sở trao đổi với Chánh Thanh tra huyện để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì Thanh tra sở tiến hành thanh tra;
l) Việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của cơ quan thanh tra của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với cơ quan thanh tra khác do Tổng Thanh tra Chính phủ quy định khi đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được thành lập.
...
Theo đó, chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra được xử lý như quy định trên.
Thủ trưởng cơ quan thanh tra có trách nhiệm gì trong việc ban hành kết luận thanh tra?
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thanh tra trong việc ban hành kết luận thanh tra được quy định tại Điều 102 Luật Thanh tra 2022 như sau:
- Thủ trưởng cơ quan thanh tra phải có văn bản kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp để chỉ đạo việc thực hiện nội dung của kết luận thanh tra.
Văn bản kiến nghị phải được gửi đồng thời với kết luận thanh tra, trong đó đề xuất cách thức, biện pháp tổ chức thực hiện đối với các kiến nghị trong kết luận thanh tra thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp.
- Thủ trưởng cơ quan thanh tra phải báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế nhập khẩu là gì? Đối tượng chịu loại thuế này là đối tượng nào? Người nộp thuế nhập khẩu có bao gồm người nhập cảnh?
- Chính sách việc làm công là gì? Bị thu hồi đất nông nghiệp có được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công không?
- Hướng dẫn xác định sơ bộ thiệt hại về người và tài sản khi có xảy ra vụ cháy theo Thông tư 88 như thế nào?
- Bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia là một trong những nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng đúng không?
- Nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam có được đem đi biếu tặng không?