Cơ quan thanh tra chuyên ngành của Bộ Công thương là cơ quan nào? Tổng cục Quản lý thị trường có các nhiệm vụ, quyền hạn gì khi thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công thương?
Cơ quan thanh tra chuyên ngành của Bộ Công thương là cơ quan nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Nghị định 127/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 54/2020/NĐ-CP quy định về các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Công Thương như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Công Thương
1. Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:
a) Thanh tra Bộ Công Thương (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Sở Công Thương (sau đây gọi chung là Thanh tra Sở).
2. Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Công Thương:
a) Tổng cục Quản lý thị trường; Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh.
b) Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.
c) Cục Hóa chất; Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Cục Điều tiết điện lực; Cục Công nghiệp; Cục Xúc tiến thương mại; Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; Cục Phòng vệ thương mại.
Như vậy, các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Công Thương bao gồm:
- Tổng cục Quản lý thị trường; Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh.
- Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.
- Cục Hóa chất; Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Cục Điều tiết điện lực; Cục Công nghiệp; Cục Xúc tiến thương mại; Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; Cục Phòng vệ thương mại.
Cơ quan thanh tra chuyên ngành của Bộ Công thương là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Tổng cục Quản lý thị trường có các nhiệm vụ, quyền hạn gì khi thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công thương?
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 127/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục, Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Tổng cục, Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ tổng hợp trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.
2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực do Bộ trưởng giao.
3. Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng và Chánh Thanh tra Bộ giao.
4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình.
5. Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành với Thanh tra Bộ.
Như vậy, Tổng cục Quản lý thị trường có các nhiệm vụ và quyền hạn khi thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công thương như sau:
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 Nghị định 07/2012/NĐ-CP;
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ tổng hợp trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực do Bộ trưởng giao.
+ Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng và Chánh Thanh tra Bộ giao.
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình.
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành với Thanh tra Bộ.
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Bộ Công thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 127/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 54/2020/NĐ-CP) quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Cử công chức có đủ điều kiện chuyên môn tham gia các Đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ và các cơ quan khác khi được yêu cầu.
3. Quyết định phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Như vậy, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Bộ Công thương có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
+ Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
+ Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Cử công chức có đủ điều kiện chuyên môn tham gia các Đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ và các cơ quan khác khi được yêu cầu.
+ Quyết định phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?