Cơ quan quản lý thuế có được công khai thông tin người nộp thuế trong trường hợp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn không?
- Cơ quan quản lý thuế có được công khai thông tin người nộp thuế trong trường hợp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn không?
- Nội dung và hình thức công khai thông tin người nộp thuế trong trường hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp gồm những gì?
- Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin về người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế trong trường hợp nào?
Cơ quan quản lý thuế có được công khai thông tin người nộp thuế trong trường hợp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn không?
Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Công khai thông tin người nộp thuế
1. Cơ quan quản lý thuế công khai thông tin về người nộp thuế trong các trường hợp sau:
a) Trốn thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh; phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
b) Không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
c) Ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
d) Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân khác.
đ) Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật như: Từ chối không cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
e) Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.
g) Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành.
h) Cá nhân, tổ chức không chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
i) Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định thì cơ quan quản lý thuế công khai thông tin về người nộp thuế trong các trường hợp nêu trên. Trong đó, cơ quan quản lý thuế được công khai thông tin người nộp thuế trong trường hợp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Cơ quan quản lý thuế có được công khai thông tin người nộp thuế trong trường hợp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn không? (Hình từ Internet).
Nội dung và hình thức công khai thông tin người nộp thuế trong trường hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Công khai thông tin người nộp thuế
...
2. Nội dung và hình thức công khai
a) Nội dung công khai
Thông tin công khai bao gồm: Mã số thuế, tên người nộp thuế, địa chỉ, lý do công khai. Tùy theo từng trường hợp cụ thể cơ quan quản lý thuế có thể công khai chi tiết thêm một số thông tin liên quan của người nộp thuế.
b) Hình thức công khai
b.1) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế các cấp;
b.2) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
b.3) Niêm yết tại trụ sở cơ quan quản lý thuế;
b.4) Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan quản lý thuế các cấp theo quy định của pháp luật;
b.5) Các hình thức công khai khác theo các quy định có liên quan.
Theo đó, nội dung và hình thức công khai thông tin người nộp thuế như sau:
- Nội dung công khai: Thông tin công khai bao gồm: Mã số thuế, tên người nộp thuế, địa chỉ, lý do công khai.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể cơ quan quản lý thuế có thể công khai chi tiết thêm một số thông tin liên quan của người nộp thuế.
- Hình thức công khai:
+ Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế các cấp;
+ Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
+ Niêm yết tại trụ sở cơ quan quản lý thuế;
+ Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan quản lý thuế các cấp theo quy định của pháp luật;
+ Các hình thức công khai khác theo các quy định có liên quan.
Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin về người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin về người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế trong các trường hợp sau:
- Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã gửi thông tin:
+ Cấp mới; thay đổi; tạm ngừng kinh doanh; tiếp tục hoạt động sau tạm ngừng kinh doanh;
+ Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;
+ Khôi phục tình trạng pháp lý sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận;
+ Giải thể, phá sản và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã của doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (trừ quy định nêu trên) gửi thông tin:
+ Cấp mới; thay đổi; tạm ngừng kinh doanh; tiếp tục hoạt động sau tạm ngừng kinh doanh;
+ Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Khôi phục tình trạng pháp lý sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận hoặc giấy phép của người nộp thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?