Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức thực hiện giám sát bệnh động vật như thế nào?

Cho tôi hỏi: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức thực hiện giám sát bệnh động vật như thế nào? Câu hỏi của chú Hòa đến từ Đồng Nai.

Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức thực hiện giám sát bệnh động vật như thế nào?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 16 Luật Thú y 2015 quy định về việc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức thực hiện giám sát bệnh động vật như sau:

- Căn cứ diễn biến của dịch bệnh động vật, xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh động vật trong quá trình nuôi, vận chuyển, giết mổ, buôn bán, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật.

- Chủ động điều tra, lấy mẫu giám sát dịch bệnh động vật.

- Định kỳ hoặc đột xuất giám sát các bệnh truyền nhiễm có thể lây giữa động vật hoang dã và động vật nuôi tại cơ sở nuôi động vật hoang dã, vườn thú, vườn chim, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên.

- Căn cứ kết quả giám sát, đặc điểm dịch tễ của bệnh động vật, tiến hành dự báo, cảnh báo về một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật và hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch bệnh; trường hợp phát hiện dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người thì phải thông báo kịp thời cho cơ quan y tế cùng cấp, cảnh báo tới người chăn nuôi và cộng đồng để chủ động thực hiện các biện pháp cách ly động vật lây nhiễm, phòng, chống dịch bệnh động vật lây sang người.

- Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về giám sát dịch bệnh động vật và thông tin dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật; tiếp nhận và phản hồi thông tin về tình hình dịch bệnh động vật;

- Xác nhận cơ sở tham gia chương trình giám sát dịch bệnh động vật bảo đảm an toàn.

Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức thực hiện giám sát bệnh động vật như thế nào?

Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức thực hiện giám sát bệnh động vật như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc khống chế, thanh toán bệnh truyền lây giữa động vật và người bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 18 Luật Thú y 2015 quy định như sau:

Khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người
1. Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người phải được xây dựng thành chương trình, kế hoạch trong từng thời kỳ.
2. Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nghiên cứu, điều tra phát hiện tác nhân gây bệnh, tác nhân truyền bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật; phân tích, đánh giá nguy cơ gây bệnh, lây nhiễm dịch bệnh động vật;
b) Phát hiện dịch bệnh động vật sớm, dập tắt dịch kịp thời, không để dịch lây lan ra diện rộng;
c) Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật bao gồm sử dụng vắc-xin, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh và biện pháp kỹ thuật bắt buộc khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
d) Giám sát dịch bệnh động vật, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm bệnh;
đ) Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn tổ chức, cá nhân chủ động phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật;
e) Mở rộng và duy trì vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
3. Việc khống chế, thanh toán bệnh truyền lây giữa động vật và người bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nghiên cứu, điều tra, phát hiện các tác nhân gây bệnh truyền lây giữa động vật và người;
b) Kiểm soát, khống chế nguồn lây nhiễm bệnh, không để dịch bệnh lây lan;
c) Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật bao gồm sử dụng vắc-xin, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh và các biện pháp kỹ thuật bắt buộc khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, cơ quan y tế;
d) Giám sát bệnh truyền lây giữa động vật và người; thiết lập hệ thống thông tin, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền lây giữa động vật và người;
đ) Chế độ thông tin, báo cáo tình hình dịch bệnh động vật giữa cơ quan quản lý chuyên ngành thú y với cơ quan y tế trong ứng phó, xử lý dịch bệnh;
e) Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn tổ chức, cá nhân chủ động phòng, chống bệnh truyền lây giữa động vật và người theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, cơ quan y tế.
...

Như vậy theo quy định trên việc khống chế, thanh toán bệnh truyền lây giữa động vật và người bao gồm các nội dung sau đây:

- Nghiên cứu, điều tra, phát hiện các tác nhân gây bệnh truyền lây giữa động vật và người.

- Kiểm soát, khống chế nguồn lây nhiễm bệnh, không để dịch bệnh lây lan.

- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật bao gồm sử dụng vắc-xin, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh và các biện pháp kỹ thuật bắt buộc khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, cơ quan y tế.

- Giám sát bệnh truyền lây giữa động vật và người; thiết lập hệ thống thông tin, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền lây giữa động vật và người.

- Chế độ thông tin, báo cáo tình hình dịch bệnh động vật giữa cơ quan quản lý chuyên ngành thú y với cơ quan y tế trong ứng phó, xử lý dịch bệnh.

- Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn tổ chức, cá nhân chủ động phòng, chống bệnh truyền lây giữa động vật và người theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, cơ quan y tế.

Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc khống chế, thanh toán bệnh truyền lây giữa động vật và người là gì?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 18 Luật Thú y 2015 quy định trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp bắt buộc để khống chế, thanh toán dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật; bệnh truyền lây giữa động vật và người.

- Hằng năm, đánh giá tình hình dịch bệnh động vật, việc khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Dịch bệnh động vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dịch bệnh động vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thông tin dịch bệnh động vật được lưu trữ như thế nào theo quy định của luật?
Pháp luật
Tập trung phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trong tháng 6 2024 được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như thế nào?
Pháp luật
Chủ cơ sở chăn nuôi xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn khi vệ sinh, khử trùng cần thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc công bố vùng bị dịch uy hiếp đối với trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật trong phạm vi bao nhiêu km?
Pháp luật
Sử dụng thuốc thú y hết hạn sử dụng để phòng bệnh động vật thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Muốn đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Trong thời hạn bao lâu sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh?
Pháp luật
Ổ dịch bệnh động vật là gì? Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm như thế nào trong việc xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn?
Pháp luật
Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật là gì? Để được công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Dịch bệnh động vật là gì? Chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản khi giám sát dịch bệnh động vật thực hiện các hoạt động nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật mới nhất hiện nay quy định thế nào?
Pháp luật
Giám sát dịch bệnh động vật là gì? Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật gồm những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch bệnh động vật
1,257 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch bệnh động vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch bệnh động vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào