Cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất kinh doanh theo những nội dung nào?
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh gồm những cơ quan nào?
- Khi kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất kinh doanh thì cần dựa vào những căn cứ nào?
- Cơ quan nhà nước kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất kinh doanh theo những nội dung nào?
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh gồm những cơ quan nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 48/2015/TT-BYT (sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 1348/QĐ-BYT năm 2016) quy định về cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm như sau:
Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra
1. Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm gồm:
a) Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.
b) Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.
c) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện), Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện
d) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.
2. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quy định tại Điều 69 Luật An toàn thực phẩm.
3. Đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm quyết định thành lập có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 70 Luật An toàn thực phẩm.
Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cớ sở sản xuất kinh doanh gồm:
- Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.
- Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.
- Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện), Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.
Khi kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất kinh doanh thì cần dựa vào những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định về căn cứ kiểm tra an toàn thực phẩm như sau:
Căn cứ để kiểm tra
1. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm; quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm.
2. Các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm.
3. Các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
4. Các quy định về quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm.
5. Các quy định về kiểm nghiệm thực phẩm.
6. Các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Như vậy, khi các cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất kinh doanh thì cần dựa vào những căn cứ theo quy định nêu trên.
Cơ quan nhà nước kiểm tra an toàn thực phẩm (Hình từ Internet)
Cơ quan nhà nước kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất kinh doanh theo những nội dung nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định về nội dung kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh như sau:
Nội dung kiểm tra
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
a) Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở đạt ISO, HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) và tương đương;
b) Hồ sơ đối với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo;
c) Hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của nguyên liệu, phụ gia và thành phẩm thực phẩm; các quy định khác có liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm;
d) Nội dung ghi nhãn sản phẩm thực phẩm:
đ) Việc thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm;
e) Việc thực hiện các quy định về quảng cáo thực phẩm (đối với cơ sở có quảng cáo thực phẩm);
g) Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu (đối với cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu);
h) Lấy mẫu kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như vậy, đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thì cơ quan nhà nước sẽ tiến hành an toàn thực phẩm với những nội dung sau:
- Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở;
- Hồ sơ đối với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo;
- Hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của nguyên liệu, phụ gia và thành phẩm thực phẩm; các quy định khác có liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm;
- Nội dung ghi nhãn sản phẩm thực phẩm:
- Việc thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm;
- Việc thực hiện các quy định về quảng cáo thực phẩm (đối với cơ sở có quảng cáo thực phẩm);
- Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu (nếu có)
- Lấy mẫu kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?