Cơ quan nhà nước được từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp nào? Công dân có thể yêu cầu Cơ quan Nhà nước cung cấp thông tin bằng các hình thức nào?
Cơ quan nhà nước được từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 28 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định như sau:
Từ chối yêu cầu cung cấp thông tin
1. Cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp sau đây:
a) Thông tin quy định tại Điều 6 của Luật này; thông tin không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 của Luật này;
b) Thông tin được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;
c) Thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp;
d) Thông tin đã được cung cấp hai lần cho chính người yêu cầu, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng;
đ) Thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan;
e) Người yêu cầu cung cấp thông tin không thanh toán chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax.
2. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ quan nhà nước được từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp sau đây:
- Thông tin thuộc vào trường hợp công dân không được tiếp cận theo quy định tại Điều 6 Luật Tiếp cận thông tin 2016; thông tin không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 Luật này;
- Thông tin được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Tiếp cận thông tin 2016;
- Thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp;
- Thông tin đã được cung cấp hai lần cho chính người yêu cầu, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng;
- Thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan;
- Người yêu cầu cung cấp thông tin không thanh toán chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax.
Cơ quan nhà nước được từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Công dân có được yêu cầu cung cấp thông tin đã hết thời hạn công khai không?
Căn cứ vào Điều 23 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về thông tin được cung cấp theo yêu cầu như sau:
Thông tin được cung cấp theo yêu cầu
1. Những thông tin phải được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, nhưng thuộc trường hợp sau đây:
a) Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai;
b) Thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật;
c) Thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.
2. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đủ điều kiện cung cấp theo quy định tại Điều 7 của Luật này.
3. Thông tin liên quan đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không thuộc loại thông tin quy định tại Điều 17 của Luật này và khoản 2 Điều này.
4. Ngoài thông tin quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện và khả năng thực tế của mình, cơ quan nhà nước có thể cung cấp thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.
Như vậy, công dân được yêu cầu cung cấp các thông tin quy định tại Điều 17 Luật Tiếp cận thông tin 2016 nhưng thuộc các trường hợp sau đây:
- Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai;
- Thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật;
- Thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.
Công dân có thể yêu cầu Cơ quan Nhà nước cung cấp thông tin bằng các hình thức nào?
Căn cứ vào Điều 24 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về các hình thức yêu cầu cung cấp thông tin như sau:
Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin
1. Người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin.
Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu điền các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin.
2. Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin phải được thể hiện bằng tiếng Việt gồm các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên; nơi cư trú, địa chỉ; số chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người yêu cầu; số fax, điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có);
b) Thông tin được yêu cầu cung cấp, trong đó chỉ rõ tên văn bản, hồ sơ, tài liệu;
c) Hình thức cung cấp thông tin;
d) Lý do, mục đích yêu cầu cung cấp thông tin.
3. Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Luật này thì phải kèm theo văn bản đồng ý của cá nhân, tổ chức liên quan.
4. Chính phủ quy định mẫu Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Như vậy, người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây:
- Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin.
+ Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu điền các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Tiếp cận thông tin 2016 vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
+ Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin;
- Gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin.
Mẫu phiếu yêu cầu cung cấp thông tin được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 13/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?