Cơ quan nào quyết định bố trí diện tích sử dụng chung của cơ quan nhà nước tăng dưới 10% so với diện tích làm việc của các chức danh?
Diện tích đất thuộc trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
Trụ sở làm việc là đất, nhà làm việc và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội theo khoản 3 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 152/2017/NĐ-CP quy định:
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp
1. Diện tích đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác định căn cứ diện tích nhà làm việc, công trình sự nghiệp thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Nghị định này; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.
2. Diện tích nhà làm việc, công trình sự nghiệp thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp gồm các loại diện tích sau đây:
a) Diện tích làm việc của các chức danh;
b) Diện tích sử dụng chung;
c) Diện tích chuyên dùng.
3. Diện tích quy định tại khoản 2 Điều này là diện tích tính theo kích thước thông thủy theo quy định của pháp luật.
Theo đó, diện tích đất thuộc trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước được xác định căn cứ diện tích nhà làm việc thuộc trụ sở làm việc theo tiêu chuẩn, định mức theo quy định, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.
Diện tích nhà làm việc thuộc trụ sở làm việc gồm các loại diện tích sau:
- Diện tích làm việc của các chức danh;
- Diện tích sử dụng chung;
- Diện tích chuyên dùng.
Diện tích trên là diện tích tính theo kích thước thông thủy theo quy định của pháp luật
Diện tích sử dụng chung của cơ quan nhà nước (Hình từ Internet)
Diện tích sử dụng chung của cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 152/2017/NĐ-CP quy định về diện tích sử dụng chung như sau:
Diện tích sử dụng chung
1. Diện tích sử dụng chung là diện tích sử dụng phục vụ hoạt động chung trong trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức; bao gồm: Phòng họp (bao gồm hội trường dưới 100 chỗ ngồi); phòng khách; phòng thường trực, bảo vệ; phòng y tế; phòng lưu trữ hồ sơ, tài liệu thông thường; phòng thiết bị, dụng cụ văn phòng phẩm; phòng tổng đài điện thoại; phòng văn thư đánh máy - hành chính - quản trị; phòng nhân sao tài liệu; phòng tiếp khách quốc tế; nhà ăn, căng tin; phòng truyền thống; thư viện; diện tích các sảnh chính, sảnh phụ và hành lang, ban công; phòng thu gom giấy loại và rác thải; phòng vệ sinh; diện tích chỗ để dụng cụ vệ sinh; nhà làm việc của đội xe và diện tích cần thiết khác không thuộc diện tích làm việc của các chức danh, diện tích chuyên dùng quy định tại Điều 5, Điều 7 Nghị định này.
Diện tích sử dụng chung không bao gồm diện tích chiếm chỗ của cột, tường, hộp kỹ thuật, cầu thang, diện tích nhà để xe; các phần diện tích này thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
[...]
Theo đó, diện tích sử dụng chung là diện tích sử dụng phục vụ hoạt động chung trong trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, bao gồm các phòng cụ thể nêu trên.
Lưu ý, diện tích sử dụng chung không bao gồm diện tích chiếm chỗ của cột, tường, hộp kỹ thuật, cầu thang, diện tích nhà để xe. Các phần diện tích này thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
Cơ quan nào quyết định bố trí diện tích sử dụng chung của cơ quan nhà nước tăng dưới 10% so với diện tích làm việc của các chức danh?
Tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 152/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Diện tích sử dụng chung
[...]
3. Thẩm quyền quyết định trong trường hợp cần bố trí diện tích sử dụng chung cao hơn quy định tại khoản 2 Điều này để đảm bảo yêu cầu sử dụng của trụ sở làm việc:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xem xét, quyết định đối với trường hợp có yêu cầu về diện tích tăng dưới 10% so với diện tích quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường hợp có yêu cầu về diện tích tăng từ 10% trở lên so với diện tích quy định tại khoản 2 Điều này theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương (đối với cơ quan, tổ chức thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với cơ quan, tổ chức thuộc địa phương quản lý).
[...].
Theo đó, yêu cầu về diện tích tăng dưới 10% so với diện tích sử dụng chung của đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?
- Dự toán chi phí sửa chữa công trình xây dựng bao gồm những gì? Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành trong bao lâu?
- Toàn văn Nghị quyết 15/NQ-CP về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Mừng thọ 100 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 100 tuổi? Thời gian tổ chức mừng thọ 100 tuổi theo Thông tư 06?
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?