Cơ quan nào là đầu mối, phối hợp với Sở Giao dịch thực hiện nghiệp vụ thanh toán mua bán vàng miếng?
Cơ quan nào là đầu mối, phối hợp với Sở Giao dịch thực hiện nghiệp vụ thanh toán mua, bán vàng miếng?
Căn cứ tại Điều 20 Thông tư 06/2013/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-NHNN về trách nhiệm của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước:
Trách nhiệm của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Làm đầu mối phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định tạm ngừng giao dịch, hủy quan hệ mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp theo quy định tại Điều 5 Thông tư này; thông báo cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc tạm ngừng giao dịch, hủy quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng.
2. Đầu mối, phối hợp với Sở Giao dịch thực hiện nghiệp vụ thanh toán mua, bán vàng miếng.
3. Thông báo bằng văn bản cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp về việc không hoàn trả tiền đặt cọc.
4. Thông báo và cập nhật cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Quản lý ngoại hối về danh sách tổ chức tín dụng, doanh nghiệp thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
5. Phối hợp với Vụ Quản lý Ngoại hối và Vụ Chính sách tiền tệ xây dựng phương án mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước.
6. Phối hợp với Vụ Quản lý Ngoại hối xác định giá mua, giá bán vàng miếng (đối với trường hợp mua bán trực tiếp và đấu thầu theo khối lượng), giá sàn, giá trần (đối với trường hợp đấu thầu theo giá) theo phương án mua bán đã được phê duyệt.
7. Thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch về việc tổ chức tín dụng, doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại Điều 13 Thông tư này để làm căn cứ xử lý tiền đặt cọc theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
8. Các trách nhiệm khác theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước là cơ quan đầu mối, phối hợp với Sở Giao dịch thực hiện nghiệp vụ thanh toán mua bán vàng miếng.
Trong đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP thì vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
Cơ quan nào là đầu mối, phối hợp với Sở Giao dịch thực hiện nghiệp vụ thanh toán mua, bán vàng miếng? (Hình từ Internet)
Sở Giao dịch thực hiện nghiệp vụ thanh toán mua bán vàng miếng trên cơ sở nào?
Căn cứ tại Điều 25a Thông tư 06/2013/TT-NHNN được bổ sung bởi khoản 6 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-NHNN về trách nhiệm của Sở Giao dịch:
Trách nhiệm của Sở Giao dịch
1. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán mua, bán vàng miếng trên cơ sở các thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
2. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo các quy định tại Thông tư này
Như vậy, Sở Giao dịch thực hiện nghiệp vụ thanh toán mua, bán vàng miếng trên cơ sở các thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng được quy định như thế nào?
Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng được quy định tại Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
- Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
- Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
- Quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
- Hoạt động phái sinh về vàng của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo Điều 105 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
- Các hoạt động kinh doanh vàng khác, trừ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, hoạt động mua, bán vàng nguyên liệu trong nước của doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và các hoạt động quy định tại Khoản 6, 7, 8 Điều này, là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
Tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?