Cơ quan nào là cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng?
- Cơ quan nào là cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng?
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm gì với Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng?
- Tổ thư ký của Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng có chức năng gì?
Cơ quan nào là cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 1668/QĐ-TTg năm 2017, có quy định về quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Chỉ đạo quy định như sau:
Quy chế và tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo
1. Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Chỉ đạo quy định.
2. Các thành viên của Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Trong trường hợp có sự thay đổi đại diện Lãnh đạo cơ quan tham gia Ban Chỉ đạo, cơ quan liên quan có văn bản báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo để bổ sung, điều chỉnh thành viên Ban Chỉ đạo.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo, sử dụng bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
4. Trưởng Ban Chỉ đạo và Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thường trực sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và các ủy viên Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của cơ quan mình công tác.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng.
Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng (Hình từ Internet)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm gì với Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng ban hành kèm theo Quyết định 13/QĐ-BCĐCCLKTĐMMH năm 2018, có quy định về trách nhiệm của cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo như sau:
Trách nhiệm của cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo.
2. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Tham mưu, giúp việc cho Phó Trưởng ban dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo trong kỳ hoạt động và cả năm (phục vụ phiên họp trong kỳ hoạt động đầu năm) và dự thảo quyết định, kết luận của Ban Chỉ đạo.
b) Tham mưu, giúp việc cho Phó Trưởng ban xử lý các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo.
c) Tham mưu, giúp việc cho Phó Trưởng ban dự thảo nội dung báo cáo tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo trong kỳ và báo cáo tổng kết hoạt động cả năm (phục vụ phiên họp trong kỳ hoạt động đầu năm sau).
d) Tham mưu, giúp việc cho Phó Trưởng ban dự kiến danh sách các chuyên gia, nhà khoa học mời tham gia hoạt động của Ban Chỉ đạo.
đ) Tham mưu, giúp việc cho Phó Trưởng ban thực hiện các công việc do Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng ban Thường trực giao.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao đơn vị thuộc bộ làm đầu mối tham mưu giúp Tổ thư ký và Phó Trưởng ban.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm với Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng như sau:
- Tham mưu, giúp việc cho Phó Trưởng ban dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo trong kỳ hoạt động và cả năm (phục vụ phiên họp trong kỳ hoạt động đầu năm) và dự thảo quyết định, kết luận của Ban Chỉ đạo.
- Tham mưu, giúp việc cho Phó Trưởng ban xử lý các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo.
- Tham mưu, giúp việc cho Phó Trưởng ban dự thảo nội dung báo cáo tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo trong kỳ và báo cáo tổng kết hoạt động cả năm (phục vụ phiên họp trong kỳ hoạt động đầu năm sau).
- Tham mưu, giúp việc cho Phó Trưởng ban dự kiến danh sách các chuyên gia, nhà khoa học mời tham gia hoạt động của Ban Chỉ đạo.
- Tham mưu, giúp việc cho Phó Trưởng ban thực hiện các công việc do Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng ban Thường trực giao.
Tổ thư ký của Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng có chức năng gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng ban hành kèm theo Quyết định 13/QĐ-BCĐCCLKTĐMMH năm 2018, có quy định về Tổ thư ký như sau:
Tổ thư ký
1. Tổ thư ký có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo và cơ quan thường trực trong các hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Trách nhiệm của Tổ thư ký:
a) Phối hợp với các chuyên gia, nhà khoa học được mời để tham mưu, giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng báo cáo đánh giá, giám sát kết quả thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
b) Tham mưu, giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
c) Tham mưu, giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động và quyết định, kết luận của Ban Chỉ đạo.
d) Thực hiện các nhiệm vụ do Phó Trưởng ban Thường trực và Phó Trưởng ban giao.
3. Tổ thư ký gồm các thành viên thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực) và các bộ, cơ quan tham gia Ban Chỉ đạo. Cơ cấu tổ chức và thành viên của Tổ thư ký do Phó Trưởng ban Thường trực quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổ thư ký của Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo và cơ quan thường trực trong các hoạt động của Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?