Cơ quan nào là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân?

Xin cho hỏi: Cơ quan nào là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân? Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo có trách nhiệm như thế nào? - câu hỏi của anh Khánh (Cần Thơ)

Cơ quan nào là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân?

Theo Điều 4 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 550/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định về cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo như sau:

Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo gồm: Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban Thường trực, các Phó Trưởng Ban và các Uỷ viên Ban Chỉ đạo. Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo có Tổ giúp việc gồm Tổ trưởng, các Tổ viên và thư ký.

Theo quy định nêu trên thì Vụ Tổ chức cán bộ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ

Cơ quan nào là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân? (Hình từ Internet)

Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm như thế nào?

Theo Điều 9 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 550/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định như sau:

Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo - Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao.
1. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Đề án của các Viện kiểm sát địa phương và các đơn vị trực thuộc; đôn đốc việc thực hiện Đề án; thông báo kết luận các kỳ họp của Ban Chỉ đạo.
2. Là đầu mối phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương; thực hiện bố trí, sắp xếp các chương trình làm việc giữa Ban Chỉ đạo với Ban Chỉ đạo Trung ương.
3. Tham mưu tổ chức các đoàn của Ban Chỉ đạo tham dự các hội nghị, hội thảo Quốc gia về cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức hằng năm do Chính phủ, các bộ, ngành tổ chức.
4. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo; chuẩn bị nội dung, chương trình cho các kỳ họp, hội nghị, hội thảo và các văn bản chỉ đạo, điều hành, các tài liệu, báo cáo của Ban Chỉ đạo.
5. Tổ chức hoạt động của Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

Theo đó, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân (Vụ Tổ chức cán bộ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) có trách nhiệm:

- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Đề án cải cách hành chính và đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân của các Viện kiểm sát địa phương và các đơn vị trực thuộc;

Đồng thời đôn đốc việc thực hiện Đề án cải cách hành chính và đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân; thông báo kết luận các kỳ họp của Ban Chỉ đạo.

- Là đầu mối phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương; thực hiện bố trí, sắp xếp các chương trình làm việc giữa Ban Chỉ đạo với Ban Chỉ đạo Trung ương.

- Tham mưu tổ chức các đoàn của Ban Chỉ đạo tham dự các hội nghị, hội thảo Quốc gia về cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức hằng năm do Chính phủ, các bộ, ngành tổ chức.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo; chuẩn bị nội dung, chương trình cho các kỳ họp, hội nghị, hội thảo và các văn bản chỉ đạo, điều hành, các tài liệu, báo cáo của Ban Chỉ đạo.

- Tổ chức hoạt động của Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được tổ chức hoạt động ra sao?

Theo Điều 10 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 550/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định như sau:

Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo
1. Là bộ phận tham mưu, giúp việc trực tiếp cho Ban Chỉ đạo, do Tổ trưởng điều hành và phân công nhiệm vụ cho các tổ viên; chịu trách nhiệm chuẩn bị các tài liệu, báo cáo, chương trình làm việc phục vụ các phiên họp, hội nghị do Ban Chỉ đạo chủ trì; ghi chép biên bản, dự thảo thông báo kết luận các phiên họp của Ban Chỉ đạo.
2. Xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo, định kỳ, đột xuất tổng hợp và dự thảo báo cáo kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo, kết quả thực hiện Đề án.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

Theo quy định nêu trên thì Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được tổ chức hoạt động như sau:

- Là bộ phận tham mưu, giúp việc trực tiếp cho Ban Chỉ đạo, do Tổ trưởng điều hành và phân công nhiệm vụ cho các tổ viên.

Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm chuẩn bị các tài liệu, báo cáo, chương trình làm việc phục vụ các phiên họp, hội nghị do Ban Chỉ đạo chủ trì; ghi chép biên bản, dự thảo thông báo kết luận các phiên họp của Ban Chỉ đạo.

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo, định kỳ, đột xuất tổng hợp và dự thảo báo cáo kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo, kết quả thực hiện Đề án cải cách hành chính và đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

Ngành Kiểm sát nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Cờ thi đua của Chính phủ cho tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất ngành Kiểm sát nhân dân năm 2023 gồm những gì?
Pháp luật
Khi giao tiếp qua điện thoại người lao động ngành Kiểm sát nhân dân phải ứng xử như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ phải làm những việc gì?
Pháp luật
Giảng viên tham gia công tác đào tạo nghiệp vụ kiểm sát cần đáp ứng tiêu chuẩn gì và có nhiệm vụ cụ thể nào trong việc nghiên cứu khoa học và công nghệ?
Pháp luật
Viện kiểm sát cấp tỉnh báo cáo ban đầu với Viện kiểm sát nhân dân tối cao những vụ án đặc biệt nghiêm trọng về ma tuý trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Để báo cáo công tác tuần trong ngành Kiểm sát nhân dân, thời điểm lấy số liệu báo cáo là từ khi nào?
Pháp luật
Viện kiểm sát cấp huyện có trách nhiệm báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp 6 tháng với ai và báo cáo những nội dung gì?
Pháp luật
Công chức dùng Giấy chứng minh chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát thay thẻ Căn cước công dân được không?
Pháp luật
Viên chức khi mất Giấy chứng minh chức danh pháp lý ngành Kiểm sát phải trình báo ngay cho cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngành Kiểm sát nhân dân
433 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành Kiểm sát nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: