Cơ quan nào giải quyết tranh chấp trong WTO? Các khiếu kiện nào có thể được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO?

Khi có trang chấp thì cơ quan nào giải quyết tranh chấp của WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới)? Các khiếu kiện nào có thể được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO? Chức năng của WTO là gì?

Cơ quan nào giải quyết tranh chấp của WTO?

Theo Điều 2 Thỏa thuận số 248/WTO/VB quy định như sau:

Điều 2:Quản lý
1. Cơ quan Giải quyết tranh chấp được thành lập theo Thoả thuận này để quản lý những quy tắc và thủ tục của Thoả thuận này và các điều khoản về tham vấn và giải quyết tranh chấp của các hiệp định có liên quan, trừ khi trong hiệp định có liên quan có quy định khác. Theo đó, DSB phải có thẩm quyền thành lập ban hội thẩm, thông qua các Báo cáo của ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, duy trì sự giám sát việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị, cho phép tạm hoãn việc thi hành những nhượng bộ và nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan. Đối với những tranh chấp chấp phát sinh từ một hiệp định có liên quan, mà đó là Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên, thuật ngữ “Thành viên” ở đây chỉ dùng để chỉ các bên của Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên này. Khi DSB áp dụng những điều khoản giải quyết tranh chấp của một Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên thì chỉ những Thành viên là các bên của Hiệp định này mới có thể tham gia vào việc quyết định hoặc những hoạt động của DSB liên quan tới tranh chấp đó.
2. DSB phải thông báo với các Hội đồng và ủy ban có liên quan của WTO về bất kỳ những diễn biến nào của tranh chấp liên quan tới các quy định của những hiệp định có liên quan tương ứng.
3. DSB phải họp khi cần thiết nhằm thực hiện các chức năng của mình trong thời hạn được nêu ra trong Thỏa thuận này.
4. Khi những quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này quy định DSB phải ra quyết định, thì DSB phải ra quyết định này trên cơ sở đồng thuận.[1]

Theo Điều 4 Hiệp định Marrakesh số 204/WTO/VB quy định như sau:

Cơ cấu của WTO
...
2. Đại Hội đồng, gồm đại diện của tất cả các nước Thành viên, sẽ họp khi cần thiết. Trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng, thì chức năng của Hội nghị Bộ trưởng sẽ do Đại Hội đồng đảm nhiệm. Đại Hội đồng cũng thực hiện những chức năng được qui định trong Hiệp định này. Đại Hội đồng sẽ thiết lập các quy tắc về thủ tục của mình và phê chuẩn những qui tắc về thủ tục cho các Ủy ban quy định tại khoản 7 Điều IV.
...
3. Khi cần thiết Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp được qui định tại Bản Diễn giải về giải quyết tranh chấp. Cơ quan giải quyết tranh chấp có thể có chủ tịch riêng và tự xây dựng ra những qui tắc về thủ tục mà cơ quan này cho là cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của mình.

Như vậy, Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) thực chất là Đại hội đồng WTO gồm đại diện của tất cả các nước Thành viên. Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) phải có thẩm quyền thành lập ban hội thẩm, thông qua các Báo cáo của ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, duy trì sự giám sát việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị, cho phép tạm hoãn việc thi hành những nhượng bộ và nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan.

Cơ quan nào giải quyết tranh chấp trong WTO? Các khiếu kiện nào có thể được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO?

Cơ quan nào giải quyết tranh chấp trong WTO? Các khiếu kiện nào có thể được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO? (hình từ internet)

Các khiếu kiện nào có thể được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO?

Theo Điều XXIII Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - GATT 1994

Điều XXIII
Sự vô hiệu hoá hay vi phạm cam kết
1. Trong trường hợp một bên ký kết nhận thấy một lợi ích thu được một cách trực tiếp hay gián tiếp từ Hiệp định này bị vô hiệu hay vi phạm và việc thực hiện một trong các mục tiêu của Hiệp định vì thế bị trở ngại là kết quả của:
a) một bên ký kết không hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ Hiệp định này; hoặc
b) một bên ký kết khác áp dụng một biện pháp nào đó, dù biện pháp này có trái với quy định của Hiệp định này hay không;
c) sự tồn tại một tình huống bất kỳ nào khác.
để có thể giải quyết thoả đáng vấn đề, Bên ký kết đó có thể nêu vấn đề hay đề nghị bằng văn bản với bên kia hay với (các) bên ký kết khác, được coi là liên quan. Khi được yêu cầu như vậy mọi bên ký kết sẽ quan tâm xem xét những vấn đề đã được nêu lên.
2. Nếu trong thời hạn hợp lý các bên liên quan vẫn không giải quyết được thoả đáng hoặc trong trường hợp khó khăn thuộc diện đã nêu tại điểm c) khoản đầu của điều khoản này, có thể nêu vấn đề ra trước Các Bên Ký Kết. Các Bên sẽ tiến hành ngay việc điều tra về mọi vấn đề đặt ra cho Các Bên và tuỳ trường hợp sẽ đề xuất quy tắc giải quyết với các bên ký kết được Các Bên coi là bên gây ra hay sẽ nghị sự về vấn đề đó. Khi thấy cần thiết, Các Bên Ký Kết có thể tham vấn một số bên ký kết, Uỷ ban Kinh tế và xã hội của Liên hợp Quốc và bất kỳ tổ chức liên chính phủ thích hợp nào khác. Nếu Các Bên thấy rằng tình huống đã đủ nghiêm trọng để có biện pháp cần thiết, Các Bên có thể cho phép một hay nhiều bên ký kết ngừng việc cho bất kỳ một bên ký kết nào được hưởng các nhân nhượng hay việc ngừng việc thực hiện nghĩa vụ thuộc Hiệp định Chung với các bên đó mà Các Bên coi là có lý, phù hợp với hoàn cảnh. Khi thực sự có sự ngừng áp dụng nhân nhượng hay thực hiện nghĩa vụ với một bên ký kết, trong thời hạn 60 ngày kể từ khi việc ngừng có hiệu lực, bên ký kết có quyền thông báo bằng văn bản cho Thư ký điều hành* của Các Bên Ký Kết ý định từ bỏ Hiệp định chung; Sự từ bỏ đó có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày Thư ký điều hành của Các Bên Ký Kết nhận được thông báo nói trên.

Như vậy, các khiếu kiện nào có thể được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) bao gồm:

- Một bên ký kết không hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ Hiệp định này; hoặc

- Một bên ký kết khác áp dụng một biện pháp nào đó, dù biện pháp này có trái với quy định của Hiệp định này hay không;

- Sự tồn tại một tình huống bất kỳ nào khác.

1. Một bên ký kết không hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ Hiệp định này là các khiếu kiện có vi phạm, khiếu kiện phát sinh khi một quốc gia thành viên không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo qui định tại Hiệp định

2. Một bên ký kết khác áp dụng một biện pháp nào đó, dù biện pháp này có trái với quy định của Hiệp định này hay không là các khiếu kiện không vi phạm, khiếu kiện phát sinh khi một quốc gia ban hành một biện pháp thương mại gây thiệt hại các lợi ích mà quốc gia khiếu kiện có được từ Hiệp định này hoặc cản trở việc thực hiện một trong các mục tiêu của Hiệp định - không phụ thuộc vào việc biện pháp đó có vi phạm Hiệp định hay không.

3. Sự tồn tại một tình huống bất kỳ nào khác là các khiếu kiện dựa trên một tình huống khác mà bên khiếu kiện phải chịu hoặc trở ngại gây ra đối với việc đạt được một mục tiêu của Hiệp định.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Chức năng của WTO là gì?

Theo Điều 3 Hiệp định Marrakesh số 204/WTO/VB quy định chức năng của WTO như sau:

(1) WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và điều hành, những mục tiêu khác của Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên và cũng là một khuôn khổ cho việc thực thi, quản lý và điều hành các Hiệp định Thương mại Nhiều bên.

(2) WTO là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước Thành viên về những mối quan hệ thương mại đa biên trong những vấn đề được điều chỉnh theo các thoả thuận qui định trong các Phụ lục của Hiệp định này. WTO có thể là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán tiếp theo giữa các nước Thành viên về những mối quan hệ thương mại đa biên của họ và cũng là một cơ chế cho việc thực thi các kết quả của các cuộc đàm phán đó hay do Hội nghị Bộ trưởng quyết định.

(3) WTO sẽ theo dõi Bản Diễn giải về những Qui tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp (dưới đâỵ được gọi là "Bản Diễn giải về Giải quyết Tranh chấp” hay “DSU”) trong Phụ lục 2 của Hiệp định này.

(4) WTO sẽ theo dõi Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại (dưới đâỵ được gọi là "TPRM”) tại Phụ lục 3 của Hiệp định này.

(5) Nhằm đạt được sự nhất quán cao hơn trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu, WTO, khi cần thiết, phải hợp tác với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển và các cơ quan trực thuộc của nó.

Tổ chức thương mại thế giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ quan nào giải quyết tranh chấp trong WTO? Các khiếu kiện nào có thể được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO?
Pháp luật
Tổ chức Thương mại Thế giới là gì? Cơ quan nào có nhiệm vụ giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại WTO?
Pháp luật
Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày tháng năm nào? Là thành viên thứ bao nhiêu của WTO?
Pháp luật
WTO Là tên viết tắt của tổ chức nào? Cơ cấu tổ chức WTO hiện nay như thế nào? Chức năng của WTO là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức thương mại thế giới
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
10 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức thương mại thế giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức thương mại thế giới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào