Cơ quan nào có trách nhiệm thanh tra việc thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tổ chức tài chính quy mô nhỏ?
- Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải gửi báo cáo về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho Bộ Tài chính vào thời gian nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm thanh tra việc thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tổ chức tài chính quy mô nhỏ?
- Tổ chức tài chính quy mô nhỏ vi phạm quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro thì bị xử lý thế nào?
Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải gửi báo cáo về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho Bộ Tài chính vào thời gian nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 9 Thông tư 15/2010/TT-NHNN quy định về việc hạch toán, báo cáo như sau:
Hạch toán, báo cáo
1. Dự phòng rủi ro được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
2. Dự phòng rủi ro được hạch toán vào tài khoản “Dự phòng rủi ro”. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện hạch toán việc trích lập, sử dụng dự phòng, số tiền thu hồi được sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải báo cáo việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay theo quy định về Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
4. Trước ngày 15 tháng thứ hai của mỗi quý, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải gửi báo cáo về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay quý trước cho Bộ Tài chính và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tài chính quy mô nhỏ đặt trụ sở chính theo các Mẫu biểu số 01 và số 02 kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải gửi báo cáo về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay quý trước cho Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng thứ hai của mỗi quý.
Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải gửi báo cáo về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho Bộ Tài chính vào thờ gian nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm thanh tra việc thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tổ chức tài chính quy mô nhỏ?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2010/TT-NHNN quy định về kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính
1. Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) có trách nhiệm thanh tra, giám sát việc thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
2. Trường hợp tổ chức tài chính quy mô nhỏ vi phạm quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, tổ chức tài chính quy mô nhỏ sẽ bị xử lý theo một hoặc một số hình thức như sau:
- Xử phạt vi phạm hành chính;
- Tăng tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng với mức độ rủi ro của các khoản nợ;
- Hạn chế cho vay, hạn chế mở rộng mạng lưới và nội dung hoạt động;
- Đình chỉ hoạt động đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước, cụ thể là Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm thanh tra, giám sát việc thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
Tổ chức tài chính quy mô nhỏ vi phạm quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro thì bị xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 15/2010/TT-NHNN quy định về kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính
1. Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) có trách nhiệm thanh tra, giám sát việc thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
2. Trường hợp tổ chức tài chính quy mô nhỏ vi phạm quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, tổ chức tài chính quy mô nhỏ sẽ bị xử lý theo một hoặc một số hình thức như sau:
- Xử phạt vi phạm hành chính;
- Tăng tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng với mức độ rủi ro của các khoản nợ;
- Hạn chế cho vay, hạn chế mở rộng mạng lưới và nội dung hoạt động;
- Đình chỉ hoạt động đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng.
Như vậy, theo quy định, trường hợp Tổ chức tài chính quy mô nhỏ vi phạm quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo một hoặc một số hình thức như sau:
(1) Xử phạt vi phạm hành chính;
(2) Tăng tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng với mức độ rủi ro của các khoản nợ;
(3) Hạn chế cho vay, hạn chế mở rộng mạng lưới và nội dung hoạt động;
(4) Đình chỉ hoạt động đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu có được hưởng ưu đãi khi sử dụng số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên hay không?
- Công ty không có nội quy lao động thì có bị xử phạt hay không theo quy định của Bộ luật Lao động?
- Có được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không?
- Nhà nước thu hồi đất có phải bồi thường về đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao không?
- Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa khi làm thủ tục hải quan là ở đâu? Thời hạn kiểm tra thực tế hàng hóa là bao lâu?