Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy? Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản vĩnh viễn đúng không?
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy?
Căn cứ theo quy định khoản 2 Điều 23 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT thì cơ quan có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy bao gồm Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Ủy ban nhân dân cấp xã. Cụ thể như sau:
(1) Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy gồm các tài liệu:
- Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết và hồ sơ do cơ quan giải quyết thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định chuyển đến;
- Bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác đang sử dụng để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký thuộc thẩm quyền;
- Hồ sơ địa chính đã lập qua các thời kỳ không sử dụng thường xuyên trong quản lý đất đai;
(2) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy gồm các tài liệu:
- Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết và hồ sơ do cơ quan giải quyết thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định chuyển đến;
- Bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác sử dụng trong đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền;
(3) Ủy ban nhân dân cấp xã (trực tiếp là công chức làm công tác địa chính cấp xã) quản lý bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai.
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy? Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản vĩnh viễn đúng không? (hình từ internet)
Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản vĩnh viễn đúng không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 24 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về bảo quản hồ sơ địa chính như sau:
Bảo quản hồ sơ địa chính
...
3. Thời hạn bảo quản hồ sơ địa chính được quy định như sau:
a) Bảo quản vĩnh viễn đối với các hồ sơ địa chính dạng số và thiết bị nhớ chứa hồ sơ địa chính số; các tài liệu dạng giấy đã lập bao gồm: tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp Giấy chứng nhận, bản sao Giấy chứng nhận; hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Bảo quản trong thời hạn 05 năm đối với hồ sơ thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại, đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã đăng ký xóa cho thuê, cho thuê lại, xóa thế chấp; thông báo về việc chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính và các giấy tờ khác kèm theo.
4. Việc quản lý, bảo đảm an toàn cho hồ sơ địa chính dạng giấy và thiết bị nhớ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ quốc gia.
Như vậy, theo quy định trên thì chỉ bảo quản vĩnh viễn hồ sơ địa chính dạng giấy đối với các tài liệu sau đây:
- Tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 24 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
Bảo mật hồ sơ địa chính được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT có quy định về bảo mật hồ sơ địa chính như sau:
(1) Việc bảo mật thông tin trong hồ sơ địa chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo mật bí mật nhà nước, pháp luật về lưu trữ thông tin, pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quy định về việc cung cấp thông tin của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
(2) Việc thu nhận, lưu trữ, bảo quản và cung cấp thông tin, dữ liệu lĩnh vực đất đai nếu thuộc danh mục bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ý kiến về việc học sinh cần kính trọng biết ơn người lao động? Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Phụ lục VIII Mẫu biên bản lấy lời khai tai nạn lao động dùng để lấy lời khai của những ai? Tải mẫu biên bản lấy lời khai?
- Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?
- Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào? Quy định của pháp luật về yêu cầu đối với công trường xây dựng?
- Điều kiện thành lập trung tâm tin học là gì theo Nghị định 125? Thủ tục thành lập trung tâm tin học như thế nào?