Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại toàn bộ doanh nghiệp? Trình tự mua lại toàn bộ doanh nghiệp được thực hiện thế nào?
Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để mua lại toàn bộ doanh nghiệp được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về phạm vi đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp như sau:
Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
1. Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế;
b) Trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội.
2. Việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành quốc gia trong từng thời kỳ.
Theo đó, phạm vi đầu tư vốn nhà nước để mua lại toàn bộ doanh nghiệp thuộc trường hợp thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế; trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội.
Việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại toàn bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 19 trên phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành quốc gia trong từng thời kỳ.
Mua lại toàn bộ doanh nghiệp (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại toàn bộ doanh nghiệp?
Theo Điều 20 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp như sau:
Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A theo quy định của Luật đầu tư công.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án nhóm B, dự án nhóm C theo quy định của Luật đầu tư công.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Mua lại một phần doanh nghiệp có mức vốn đần tư tương đương với mức vốn đầu tư của dự án quan trọng quốc gia;
b) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia.
Theo quy định trên, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại toàn bộ doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A theo quy định của Luật đầu tư công.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại toàn bộ doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án nhóm B, dự án nhóm C theo quy định của Luật đầu tư công.
Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư trong các trường hợp được quy định khoản 3 Điều 20 nêu trên.
Trình tự quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại toàn bộ doanh nghiệp được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 21 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 về trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp như sau:
Trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Phương án phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp;
c) Mức vốn đầu tư.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
3. Đối với việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình phương án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Đối với việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.
5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Như vậy, cơ quan đại diện chủ sở hữu lập phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Và cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại toàn bộ doanh nghiệp.
Đối với việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 20 nêu trên, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình phương án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đối với việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 20 trên, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?