Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý hoạt động trạm thu phí đường bộ? Trách nhiệm của Đơn vị vận hành hệ thống quản lý, giám sát thu phí đường bộ ra sao?
Trách nhiệm của Đơn vị vận hành hệ thống quản lý, giám sát thu phí đường bộ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
"Điều 23. Trách nhiệm của Đơn vị vận hành hệ thống quản lý, giám sát thu
1. Bố trí đầy đủ cán bộ vận hành, bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục Hệ thống quản lý, giám sát thu.
2. Phối hợp với Đơn vị quản lý thu, Đơn vị vận hành thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu thực hiện đối soát dữ liệu thu trên Hệ thống quản lý, giám sát thu.
3. Thống nhất với Đơn vị quản lý thu, Đơn vị vận hành thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu cung cấp báo cáo theo điểm a, khoản 1, Điều 25 Thông tư này hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thông qua Hệ thống quản lý, giám sát thu.
4. Tiếp nhận, báo cáo cấp có thẩm quyền các khiếu nại của Đơn vị quản lý thu, Đơn vị vận hành thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu trong quá trình thực hiện.
5. Thông báo các hành vi gian lận, vi phạm pháp luật của chủ phương tiện giao thông đường bộ cho Đơn vị quản lý thu và các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và các quy định của hợp đồng.
6. Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp Hệ thống quản lý, giám sát thu bảo đảm vận hành ổn định, liên tục.
7. Bảo đảm bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu thu theo quy định."
Thu phí đường bộ
Trách nhiệm của Nhà cung cấp dịch vụ thu phí đường bộ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
"Điều 22. Trách nhiệm của Nhà cung cấp dịch vụ thu
1. Thực hiện trách nhiệm của Nhà cung cấp dịch vụ thu được quy định tại Điều 26 Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg, trừ trường hợp có quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
2. Sao lưu dữ liệu thu theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này để phục vụ công tác giám sát, hậu kiểm.
3. Đảm bảo chỉ số đánh giá hiệu năng vận hành (sau đây gọi tắt là KPI) hệ thống kết nối liên thông và phối hợp giữa các Nhà cung cấp dịch vụ thu theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đảm bảo chỉ số KPI hệ thống thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng tại các trạm thu phí phải đạt yêu cầu tối thiểu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Chấp hành quyết định tạm dừng thu, dừng thu của cơ quan có thẩm quyền hoặc của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.
6. Phối hợp với Đơn vị vận hành hệ thống quản lý, giám sát thu thực hiện đối soát dữ liệu thu hàng ngày trên hệ thống.
7. Không để xảy ra các hành vi sau:
a) Gian lận tiền dịch vụ sử dụng đường bộ hoặc thông đồng gian lận trong hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ;
b) Can thiệp vào hệ thống công nghệ thu, hệ thống giám sát, quản lý thu, hệ thống thiết bị kiểm tra tải trọng phương tiện và tiêu cực trong lĩnh vực giám sát tải trọng phương tiện; báo cáo sai doanh thu nhằm gian lận doanh thu sử dụng đường bộ;
c) Sử dụng sai mục đích tiền trong tài khoản thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.
8. Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Đơn vị quản lý thu trong trường hợp tạm dừng thu, dừng thu, trừ thời gian thu do lỗi của Nhà cung cấp dịch vụ thu hoặc các trường hợp khác theo quy định tại hợp đồng."
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý hoạt động trạm thu phí đường bộ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
"Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trạm thu phí và hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống quốc lộ, đường cao tốc thuộc hệ thống đường trung ương quản lý. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc hoạt động của hệ thống thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng và trạm thu phí trên hệ thống đường bộ theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
2. Cơ quan có thẩm quyền của địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trạm thu phí và hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống đường địa phương; trên quốc lộ, đường cao tốc mà cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc hoạt động của hệ thống thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng và trạm thu phí trên hệ thống đường bộ theo quy định của pháp luật và Thông tư này."
Như vậy, Tổng cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trạm thu phí và hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống quốc lộ, đường cao tốc thuộc hệ thống đường trung ương quản lý. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc hoạt động của hệ thống thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng và trạm thu phí trên hệ thống đường bộ theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?