Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cán bộ? Uy tín của cán bộ có được dùng làm tiêu chí để đưa cán bộ vào diện quy hoạch cán bộ hay không?
Trước khi đưa cán bộ vào danh sách quy hoạch cán bộ có cần tiến hành rà soát kĩ càng hay không?
Căn cứ Điều 3 Quy định 50-QĐ-TW năm 2021 có quy định một số mục đích và yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ như sau:
Mục đích, yêu cầu
1. Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân.
2. Quy hoạch cán bộ là khâu quan trọng, nhiệm vụ thường xuyên nhằm phát hiện sớm nguồn cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín, có triển vọng phát triển để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
3. Việc xác định tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, chức danh quy hoạch, dự báo nhu cầu sử dụng cán bộ phải xuất phát từ tình hình đội ngũ cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị trong từng nhiệm kỳ và định hướng nhiệm kỳ kế tiếp.
4. Rà soát, đánh giá toàn diện nguồn cán bộ trước khi đưa vào danh sách giới thiệu nhân sự quy hoạch; bảo đảm chặt chẽ, dân chủ, khách quan, công bằng, công tâm, công khai, minh bạch, đúng quy trình, thẩm quyền. Không đề xuất, phê duyệt quy hoạch những trường hợp không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện.
5. Thực hiện phương châm quy hoạch "động" và "mở". Hằng năm đánh giá, rà soát để kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới từ nguồn nhân sự tại chỗ hoặc nguồn nhân sự từ nơi khác đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có triển vọng phát triển.
Có thể thấy, trước khi đưa cán bộ vào danh sách giới thiệu nhân sự quy hoạch cán bộ thì cần phải tiến hành rà soát, đánh giá một cách toàn diện theo quy định của pháp luật.
Uy tín của cán bộ có được dùng làm tiêu chí để đưa cán bộ vào diện quy hoạch cán bộ hay không?
Uy tín của cán bộ có được dùng làm tiêu chí để đưa cán bộ vào diện quy hoạch cán bộ hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Mục I Hướng dẫn 16-HD/BTCTW năm 2022, việc rà soát, đánh giá nguồn cán bộ và cán bộ trước khi đưa vào diện quy hoạch cán bộ được nêu cụ thể như sau:
Rà soát, đánh giá nguồn cán bộ và cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch
Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị phải tiến hành rà soát, đánh giá nguồn cán bộ và cán bộ theo yêu cầu sau:
- Về rà soát, đánh giá nguồn cán bộ: Trên cơ sở tình hình đội ngũ cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị trong nhiệm kỳ và định hướng nhiệm kỳ tiếp theo; chỉ đạo rà soát, đánh giá nguồn cán bộ đương nhiệm theo cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện để chuẩn bị nguồn nhân sự trước khi tiến hành công tác quy hoạch cán bộ.
- Đánh giá cán bộ theo các tiêu chí sau:
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức, kỷ luật và việc thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
+ Năng lực công tác: Kết quả, hiệu quả công việc; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
+ Uy tín: Kết quả đánh giá cán bộ hằng năm của cấp có thẩm quyền và kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo quy định (nếu có).
+ Chiều hướng, triển vọng phát triển: Khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo chức danh quy hoạch.
Theo đó, một trong những tiêu chí được dùng để đánh giá cán bộ là dựa vào uy tín của cán bộ đó. Cụ thể thông qua kết quả đánh giá cán bộ hằng năm của cấp có thẩm quyền và kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo quy định (nếu có).
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cán bộ?
Theo Điều 5 Quy định 50-QĐ-TW năm 2021, thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cán bộ được quy định cụ thể như sau:
Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch
1. Bộ Chính trị phê duyệt quy hoạch các chức danh cấp ủy, lãnh đạo, quản lý đối với nhân sự là Ủy viên Trung ương Đảng (cả chính thức và dự khuyết).
2. Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt quy hoạch các chức danh cấp ủy, lãnh đạo, quản lý thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (không bao gồm nhân sự quy định tại Khoản 1, Điều này) và các chức danh phải lấy ý kiến thẩm định của các ban, cơ quan đảng ở Trung ương theo quy định của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ.
3. Các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị phê duyệt quy hoạch đối với các chức danh cấp ủy, lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
Có thể thấy, tùy vào từng chức danh cán bộ khác nhau, thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cán bộ cũng được quy định tương ứng, thuộc về các cơ quan:
- Bộ Chính trị
- Ban Tổ chức Trung ương
- Các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị
Như vậy, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về công tác quy hoạch cán bộ thông qua những nội dung về mục đích, yêu cầu khi tiến hành quy hoạch.
Đồng thời, thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cán bộ các cấp, các cơ quan cũng được luật định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm mới quy định về Công chứng viên tại Luật Công chứng 2024? Công chứng viên có các quyền nào?
- Tổng hợp mẫu về chi tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 mới nhất cho trường học? Thông tư hướng dẫn Nghị định 73/2024/NĐ-CP?
- Một số trò chơi cho tiệc cuối năm, trò chơi tiệc tất niên công ty vui nhộn, hấp dẫn? Người lao động sẽ được thưởng khi tham gia tất niên?
- Mẫu giấy đề nghị điều chỉnh thông tin tổ chức đăng ký chứng khoán mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Thể lệ cuộc thi Tài năng tin học trẻ quốc tế Hà Nội 2024 2025? Thể lệ hội thi Tin học trẻ thành phố Hà Nội 2024 thế nào?