Cơ quan nào có thẩm quyền chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế? Văn bản quyết định chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế gồm những nội dung nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế?
Căn cứ khoản 2 Điều 55 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế như sau:
Chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế
...
2. Thẩm quyền quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được quy định như sau:
a) Quốc hội quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế do Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký và Quốc hội phê chuẩn, sau đó báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
b) Chủ tịch nước quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Chủ tịch nước phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập;
c) Chính phủ quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Chính phủ quyết định phê duyệt, gia nhập hoặc ký nhưng không phải phê chuẩn, phê duyệt.
...
Theo đó, Quốc hội quyết định chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
Chủ tịch nước quyết định chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế mà Chủ tịch nước phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập;
Chính phủ quyết định chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế mà Chính phủ quyết định phê duyệt, gia nhập hoặc ký nhưng không phải phê chuẩn, phê duyệt.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Văn bản quyết định chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 55 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế như sau:
Chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế
...
3. Văn bản quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên của điều ước quốc tế bị chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện; thời gian, địa điểm ký và thời hạn có hiệu lực;
b) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan.
...
Văn bản quyết định chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế bao gồm tên của điều ước quốc tế bị chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện; thời gian, địa điểm ký và thời hạn có hiệu lực.
Đồng thời văn bản này cũng bao gồm trách nhiệm của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Việc thông báo liên quan đến hiệu lực của điều ước quốc tế được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 56 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về thông báo liên quan đến hiệu lực của điều ước quốc tế như sau:
Thông báo liên quan đến hiệu lực của điều ước quốc tế
Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan các nội dung sau đây:
1. Thông báo về ngày có hiệu lực của điều ước quốc tế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông tin về việc điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
2. Thông báo về ngày có hiệu lực của tuyên bố bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với điều ước quốc tế nhiều bên trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên;
3. Thông báo về ngày chấm dứt áp dụng tạm thời điều ước quốc tế, về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế, việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc chấm dứt áp dụng tạm thời, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế có hiệu lực.
Theo đó, việc thông báo liên quan đến hiệu lực của điều ước quốc tế của Bộ Ngoại giao đến các cơ quan nhà nước có liên quan được thực hiện theo quy định tại Điều 56 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?