Cơ quan nào có quyền đề nghị Tòa án xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ? Thủ tục xét, quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như thế nào?
Cơ quan nào có quyền đề nghị Tòa án xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 104 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Thủ tục miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
1. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc, tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu xem xét, lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành án. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
b) Văn bản đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát;
c) Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự trong trường hợp cơ quan này đề nghị;
d) Đơn xin miễn chấp hành án của người bị kết án hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật;
đ) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người bị kết án đã lập công; kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh của người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo; xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người bị kết án chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Chánh án Tòa án có thẩm quyền thành lập Hội đồng và tổ chức phiên họp để xét, quyết định miễn chấp hành án. Thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc miễn chấp hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định miễn chấp hành án có trụ sở.
Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc, tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu xem xét, lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành án.
Cơ quan nào có quyền đề nghị Tòa án xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ? (Hình từ Internet)
Thủ tục xét, quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như thế nào?
Đầu tiên để được miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thì cần chuẩn bị hồ sơ và làm đơn đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ theo Điều 9 Thông tư liên tịch 04/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP.
Sau đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục đề nghị Tòa án xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như đã nêu ở phần đầu.
Về thủ tục xét và quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được thực hiện theo Điều 11 Thông tư liên tịch 04/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP như sau:
Thủ tục xét, quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
Bước 1: Tòa án tổ chức phiên họp xét, quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ theo quy định tại khoản 2 Điều 104 Luật Thi hành án hình sự 2019.
- Chậm nhất là 03 ngày trước khi mở phiên họp, Tòa án thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham dự phiên họp.
- Trường hợp Kiểm sát viên đã được cử không thể tham dự phiên họp thì Viện kiểm sát phải cử người khác tham gia.
- Trường hợp cần bổ sung tài liệu hoặc tài liệu chưa rõ thì Thẩm phán chủ trì phiên họp đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp bổ sung hoặc làm rõ thêm đối với tài liệu chưa rõ.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp phải gửi tài liệu bổ sung hoặc làm rõ thêm tài liệu cho Tòa án.
Bước 2: Trình tự xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
- Chủ tọa khai mạc phiên họp, giới thiệu thành phần Hội đồng, Kiểm sát viên tham gia phiên họp, Thư ký phiên họp.
- Một thành viên của Hội đồng trình bày hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
- Đại diện Viện kiểm sát trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về việc miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và việc tuân theo pháp luật trong việc xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
- Hội đồng thảo luận và quyết định.
Bước 3: Trên cơ sở xem xét hồ sơ và ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ quyết định:
- Chấp nhận đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ;
- Không chấp nhận đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
- Nội dung quyết định về việc miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;
+ Tên Tòa án ra quyết định;
+ Họ tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;
+ Họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người được đề nghị miễn chấp hành án, nơi chấp hành án;
+ Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; số, ngày, tháng năm của quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ;
+ Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận;
+ Quyết định của Tòa án;
+ Hiệu lực thi hành.
Bước 4: Quyết định miễn chấp hành, không chấp nhận miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị. Trình tự, thủ tục giải quyết kháng nghị thực hiện theo quy định tại các chương XXII Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, chương XXV Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và chương XXVI Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Bước 5: Quyết định miễn chấp hành, không chấp nhận miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được gửi theo quy định tại khoản 3 Điều 104 Luật Thi hành án hình sự 2019 và Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án.
Như vậy, thủ tục xét, quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm có 05 bước nêu trên.
Ai là người thi hành quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ?
Căn cứ vào Điều 12 Thông tư liên tịch 04/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP như sau:
Thi hành quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày khi nhận được quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện thủ tục kết thúc thi hành án đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
Như vậy, sau khi nhận được quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện thủ tục kết thúc thi hành án đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?