Cơ quan nào cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy và ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp cho thợ mìn?
- Đối tượng nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy và ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp?
- Cơ quan nào cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy và ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp cho thợ mìn?
- Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy và ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn bao lâu?
Đối tượng nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy và ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 71/2018/NĐ-CP quy định đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp như sau:
Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp
1. Người quản lý.
2. Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
3. Người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp.
4. Chỉ huy nổ mìn.
5. Thợ mìn.
6. Người phục vụ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
7. Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp.
Như vậy, đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy và ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp bao gồm:
(1) Người quản lý.
(2) Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
(3) Người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp.
(4) Chỉ huy nổ mìn.
(5) Thợ mìn.
(6) Người phục vụ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
(7) Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp.
Đối tượng nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy và ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy và ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp cho thợ mìn?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 85/2018/TT-BQP quy định như sau:
Cơ quan có thẩm quyền huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ cho các đối tượng theo quy định tại Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ, gồm:
1. Huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp cho đối tượng là người quản lý.
2. Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp cho các đối tượng sau:
a) Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
b) Người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp;
c) Chỉ huy nổ mìn;
d) Thợ mìn;
đ) Người phục vụ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
e) Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp;
3. Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ cho đối tượng là người được giao quản lý kho tiền chất thuốc nổ.
Như vậy, theo quy định thì Tổng cục Công nghiệp quốc phòng là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy và ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp cho thợ mìn.
Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy và ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn bao lâu?
Căn cứ khoản 6 Điều 10 Nghị định 71/2018/NĐ-CP quy định về kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp như sau:
Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp
...
4. Nội dung, kết quả kiểm tra
a) Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung huấn luyện quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn được cấp cho các đối tượng có kết quả kiểm tra từ 6/10 điểm trở lên.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan quy định tại Điều 6 của Nghị định này thực hiện cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn có hiệu lực trong thời hạn 02 năm và có giá trị trên phạm vi toàn quốc.
7. Cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn
a) Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn được cấp lại trong trường hợp: Bị mất, sai sót hoặc hư hỏng;
b) Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn được cấp lại có nội dung và thời hạn như giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn đã cấp;
c) Hồ sơ đề nghị cấp lại: Giấy đề nghị cấp lại theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; 02 ảnh (3x4 cm) và danh sách đối tượng cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ, cơ quan quy định Điều 6 của Nghị định này cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn.
Như vậy, theo quy định thì Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy và ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có hiệu lực trong thời hạn 02 năm và có giá trị trên phạm vi toàn quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?