Cơ quan nào ban hành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục? Học viên không được công nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng khi nào?
- Cơ quan nào ban hành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục?
- Hình thức tổ chức chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý bao gồm những hình thức nào?
- Khi kết thúc mỗi module của chương trình bồi dưỡng thì học viên có phải thực hiện bài kiểm tra viết không?
- Học viên không được công nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng khi nào?
Cơ quan nào ban hành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT quy định chương trình và thời lượng bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục như sau:
Chương trình, thời lượng bồi dưỡng
1. Chương trình bồi dưỡng thực hiện theo chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Thời lượng bồi dưỡng: 360 tiết
Đối chiếu quy định trên, trường hợp bạn thắc mắc Chương trình bồi dưỡng thực hiện theo chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và thời lượng chương trình bồi dưỡng 360 tiết.
Chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý (Hình từ Internet)
Hình thức tổ chức chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý bao gồm những hình thức nào?
Theo Điều 8 Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT quy định hình thức tổ chức chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý bao gồm những hình thức như sau:
Hình thức tổ chức bồi dưỡng
Căn cứ vào điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục làm nhiệm vụ bồi dưỡng (sau đây gọi tắt là cơ sở bồi dưỡng) và nhu cầu của học viên, cơ sở bồi dưỡng được quyền chủ động lựa chọn một trong 2 hình thức:
1. Bồi dưỡng tập trung: học tập trung tại cơ sở bồi dưỡng trong 8 tuần (315 tiết); 4 tuần còn lại (45 tiết) thực hiện các công việc: đi thực tế và viết tiểu luận tại địa phương; đánh giá tiểu luận và tổng kết khóa học tại cơ sở bồi dưỡng.
2. Bồi dưỡng bán tập trung (vừa làm vừa học): học viên đảm bảo đủ các nội dung và thời lượng thực học như hình thức học tập trung, nhưng tổng thời gian bồi dưỡng không quá 20 tuần.
Theo đó, căn cứ vào điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục làm nhiệm vụ bồi dưỡng (sau đây gọi tắt là cơ sở bồi dưỡng) và nhu cầu của học viên, cơ sở bồi dưỡng được quyền chủ động lựa chọn một trong 2 hình thức:
- Bồi dưỡng tập trung: học tập trung tại cơ sở bồi dưỡng trong 8 tuần (315 tiết); 4 tuần còn lại (45 tiết) thực hiện các công việc: đi thực tế và viết tiểu luận tại địa phương; đánh giá tiểu luận và tổng kết khóa học tại cơ sở bồi dưỡng.
- Bồi dưỡng bán tập trung (vừa làm vừa học): học viên đảm bảo đủ các nội dung và thời lượng thực học như hình thức học tập trung, nhưng tổng thời gian bồi dưỡng không quá 20 tuần.
Khi kết thúc mỗi module của chương trình bồi dưỡng thì học viên có phải thực hiện bài kiểm tra viết không?
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT quy định kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng như sau:
Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng
1. Kết thúc mỗi module của chương trình bồi dưỡng, học viên phải thực hiện một bài kiểm tra viết trong thời gian tối thiểu 60 phút. Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10.
2. Học viên tham gia tối thiểu 80% thời lượng chương trình bồi dưỡng quy định cho mỗi module thì được tham gia kiểm tra kết thúc module đó. Học viên có tất cả các bài kiểm tra kết thúc module đạt từ 5 điểm trở lên thì được viết tiểu luận cuối khóa.
3. Bài tiểu luận cuối khóa phải áp dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn tại nơi đang công tác (có ý kiến nhận xét của cơ quan quản lý trực tiếp học viên). Bài tiểu luận cuối khóa được đánh giá theo thang điểm 10.
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc khi kết thúc mỗi module của chương trình bồi dưỡng, học viên phải thực hiện một bài kiểm tra viết trong thời gian tối thiểu 60 phút. Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10.
Học viên không được công nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng khi nào?
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT quy định xếp loại kết quả bồi dưỡng như sau:
Xếp loại kết quả bồi dưỡng
1. Điểm xếp loại kết quả bồi dưỡng là điểm trung bình cộng của điểm các module và điểm tiểu luận cuối khóa, làm tròn đến một chữ số sau phần thập phân.
Ví dụ: Học viên A có điểm 5 module lần lượt là: 5,0; 6,0; 6,5; 8,0; 9,0 và điểm tiểu luận cuối khóa là 9,5 thì điểm xếp loại kết quả bồi dưỡng là: (5,0 + 6,0 + 6,5 + 8,0 + 9,0 + 9,5) : 6 = 44 : 6 = 7,33 làm tròn thành 7,3.
2. Xếp loại kết quả bồi dưỡng.
a) Loại trung bình: điểm xếp loại đạt từ 5 điểm đến dưới 7 điểm;
b) Loại khá: điểm xếp loại đạt từ 7 điểm đến dưới 9 điểm (không có điểm dưới 6);
c) Loại giỏi: điểm xếp loại đạt từ 9 điểm đến 10 điểm (không có điểm dưới 7).
3. Học viên không được công nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng khi điểm xếp loại đạt dưới 5 điểm hoặc chưa đủ số điểm các module và tiểu luận theo quy định.
Theo đó, học viên không được công nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng khi điểm xếp loại đạt dưới 5 điểm hoặc chưa đủ số điểm các module và tiểu luận theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?