Cơ quan Kiểm lâm có thể kiểm tra nguồn gốc lâm sản đối với cơ sở nuôi các loài động vật rừng thuộc Phụ lục CITES không?
- Hồ sơ lâm sản tại cơ sở nuôi các loài động vật rừng thuộc Phụ lục CITES sẽ bao gồm những loại giấy tờ nào?
- Cơ quan Kiểm lâm có thể kiểm tra nguồn gốc lâm sản đối với cơ sở nuôi các loài động vật rừng thuộc Phụ lục CITES không?
- Trình tự kiểm tra nguồn gốc lâm sản tại cơ sở nuôi các loài động vật rừng thuộc Phụ lục CITES như thế nào?
Hồ sơ lâm sản tại cơ sở nuôi các loài động vật rừng thuộc Phụ lục CITES sẽ bao gồm những loại giấy tờ nào?
Các giấy tờ trong hồ sơ lâm sản tại cơ sở nuôi các loài động vật rừng thuộc Phụ lục CITES sẽ bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT, cụ thể gồm:
(1) Mã số cơ sở nuôi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đối với cơ sở nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; động vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES;
(2) Bản chính hồ sơ nguồn gốc động vật được khai thác trong nước, nhập khẩu hoặc gây nuôi đối với chủ cơ sở đồng thời là tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác, nhập khẩu hoặc gây nuôi;
Bản sao hoặc bản điện tử hồ sơ nguồn gốc khai thác, nhập khẩu hoặc gây nuôi đối với chủ cơ sở không trực tiếp khai thác, nhập khẩu hoặc gây nuôi;
(3) Bản chính hồ sơ lâm sản khi nhận chuyển giao quyền sở hữu từ tổ chức, cá nhân liền kề trước đó;
(4) Bản sao hồ sơ lâm sản khi xuất bán hoặc chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân;
(5) Các loại sổ theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Cơ quan Kiểm lâm có thể kiểm tra nguồn gốc lâm sản đối với cơ sở nuôi các loài động vật rừng thuộc Phụ lục CITES không? (Hình từ Internet)
Cơ quan Kiểm lâm có thể kiểm tra nguồn gốc lâm sản đối với cơ sở nuôi các loài động vật rừng thuộc Phụ lục CITES không?
Đối tượng kiểm tra nguồn gốc lâm sản được quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Đối tượng, hình thức kiểm tra
1. Đối tượng được kiểm tra: Tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, sản xuất, mua bán, chuyển quyền sở hữu lâm sản, xuất khẩu, nhập khẩu, cất giữ lâm sản, nuôi động vật rừng, trồng thực vật rừng và đánh dấu mẫu vật.
2. Hình thức kiểm tra:
a) Kiểm tra theo kế hoạch;
b) Kiểm tra đột xuất.
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra nguồn gốc lâm sản được quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Nguyên tắc kiểm tra
1. Hoạt động kiểm tra của Cơ quan Kiểm lâm do Tổ kiểm tra hoặc Đoàn kiểm tra (sau đây gọi tắt là Tổ kiểm tra) thực hiện khi có quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền quy định tại Điều 30 Thông tư này, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này.
...
Từ những quy định nêu trên thì cơ quan Kiểm lâm có thẩm quyền kiểm tra nguồn gốc lâm sản đối với cơ sở nuôi các loài động vật rừng thuộc Phụ lục CITES.
Trình tự kiểm tra nguồn gốc lâm sản tại cơ sở nuôi các loài động vật rừng thuộc Phụ lục CITES như thế nào?
Việc kiểm tra nguồn gốc lâm sản được quy định tại Điều 31 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Trình tự kiểm tra
1. Công bố và giao quyết định kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra hoặc người đại diện của đối tượng được kiểm tra; thông báo về thành phần Tổ kiểm tra và người chứng kiến (nếu có).
2. Yêu cầu đối tượng được kiểm tra hoặc người đại diện của đối tượng được kiểm tra chấp hành quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền và làm việc với Tổ kiểm tra. Trường hợp những người này không có mặt tại nơi kiểm tra thì Tổ kiểm tra mời đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đại diện cơ quan công an nơi kiểm tra, người chứng kiến để công bố quyết định kiểm tra và tiến hành kiểm tra theo quy định.
3. Tổ chức kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra đã công bố. Trường hợp có nội dung phát sinh trong quá trình kiểm tra vượt quá thẩm quyền, Tổ kiểm tra phải báo cáo ngay với người ban hành quyết định kiểm tra để kịp thời xử lý.
4. Kiểm tra vận chuyển lâm sản: Tổ kiểm tra chỉ được dừng phương tiện giao thông đang lưu thông để kiểm tra lâm sản khi có căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này. Hiệu lệnh dừng phương tiện có thể sử dụng một loại hoặc sử dụng kết hợp còi, cờ hiệu Kiểm lâm, đèn pin.
5. Kiểm tra lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh tại cửa khẩu: Cơ quan Kiểm lâm phối hợp với cơ quan Hải quan cửa khẩu tổ chức kiểm tra lâm sản theo quy định tại Thông tư này.
6. Đối tượng được kiểm tra phải chấp hành các yêu cầu kiểm tra của Tổ kiểm tra; xuất trình ngay hồ sơ lâm sản theo quy định tại Thông tư này và các tài liệu liên quan khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trình tự kiểm tra nguồn gốc lâm sản tại cơ sở nuôi các loài động vật rừng thuộc Phụ lục CITES được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Công bô quyết định kiểm tra
Cơ quan Kiểm lâm công bố và giao quyết định kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra hoặc người đại diện của đối tượng được kiểm tra.
Bên cạnh đó, nếu có người chứng kiến thì cần phài thông báo về thành phần Tổ kiểm tra và người chứng kiến biết.
Bước 2: Yêu cầu phối hợp làm việc
Cơ quan Kiểm lâm yêu cầu đối tượng được kiểm tra hoặc người đại diện của đối tượng được kiểm tra chấp hành quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền và làm việc với Tổ kiểm tra.
Trường hợp những người này không có mặt tại nơi kiểm tra thì công chức Kiểm lâm mời đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đại diện cơ quan công an nơi kiểm tra, người chứng kiến để công bố quyết định kiểm tra và tiến hành kiểm tra theo quy định.
Bước 3: Tổ chức kiểm tra
Cơ quan Kiểm lâm tổ chức kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra đã công bố.
Nội dung kiểm tra nguồn gốc lâm sản tại cơ sở nuôi các loài động vật rừng thuộc Phụ lục CITES sẽ được dựa trên hồ sơ lâm sản quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT.
LƯU Ý: Đối tượng được kiểm tra phải chấp hành các yêu cầu kiểm tra của Tổ kiểm tra; xuất trình ngay hồ sơ lâm sản theo quy định tại Thông tư này và các tài liệu liên quan khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?