Cơ quan điều tra có được quyền đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp hay không?
- Nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp có thể gửi cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp tới Cơ quan điều tra khi nào?
- Cơ quan điều tra có được quyền đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp hay không?
- Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được quy định như thế nào?
Nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp có thể gửi cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp tới Cơ quan điều tra khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 10/2018/NĐ-CP áp dụng biện pháp cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp:
Áp dụng biện pháp cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp
1. Sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và chậm nhất 30 ngày trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc chính phủ của Bên bị yêu cầu trong trường hợp điều tra chống trợ cấp (sau đây gọi là Bên đề nghị) có thể gửi cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp (sau đây gọi là cam kết) bằng văn bản tới Cơ quan điều tra.
...
Như vậy, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp có thể gửi cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp bằng văn bản tới Cơ quan điều tra sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và chậm nhất 30 ngày trước khi kết thúc giai đoạn điều tra.
Trong đó, cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp bao gồm các nội dung chính sau đây (khoản 2 Điều 38 Nghị định 10/2018/NĐ-CP):
- Phạm vi hàng hóa;
- Giá tham chiếu bao gồm giá tự xác định, mức tăng giá, phương án điều chỉnh giá;
- Nghĩa vụ thông báo định kỳ;
- Nghĩa vụ hợp tác với Cơ quan điều tra trong quá trình thực hiện cam kết;
- Các nội dung khác do Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
Nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp có thể gửi cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp tới Cơ quan điều tra khi nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan điều tra có được quyền đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp hay không?
Đối chiếu theo quy định với quy định tại khoản 5 Điều 38 Nghị định 10/2018/NĐ-CP áp dụng biện pháp cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp:
Theo đó, cơ quan điều tra chỉ xem xét cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp của Bên đề nghị đã hợp tác đầy đủ trong giai đoạn điều tra.
Trong quá trình xem xét cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp, Cơ quan điều tra có thể đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết.
Trường hợp Bên đề nghị chấp nhận điều chỉnh nội dung cam kết, Bên đề nghị phải gửi cho Cơ quan điều tra văn bản cam kết sau khi điều chỉnh.
Ngoài ra, cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp được xem xét dựa trên các căn cứ sau đây (khoản 4 Điều 38 Nghị định 10/2018/NĐ-CP):
- Việc áp dụng cam kết có khả năng khắc phục được thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
- Cơ chế quản lý hiện tại có thể giám sát hiệu quả việc thực hiện cam kết;
- Khả năng lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thông qua cam kết;
- Các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
Lưu ý: Cơ quan điều tra thông báo công khai nội dung cam kết cho các bên liên quan. Các bên liên quan có quyền gửi ý kiến bình luận bằng văn bản trong thời hạn được quy định trong thông báo. Trong trường hợp nội dung cam kết có chứa thông tin yêu cầu bảo mật, Bên đề nghị thực hiện bảo mật theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 80 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được quy định như sau:
(1) Xác định hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam và biên độ bán phá giá bao gồm:
- Xác định giá thông thường;
- Xác định giá xuất khẩu;
- Thực hiện việc so sánh công bằng giữa giá thông thường với giá xuất khẩu và xác định biên độ bán phá giá cụ thể của hàng hóa thuộc đối tượng điều tra cho từng tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra (sau đây gọi là nhà sản xuất, xuất khẩu).
(2) Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
(3) Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
(4) Xác định tác động của biện pháp chống bán phá giá đối với kinh tế - xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?