Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý cư trú? Cơ quan nào thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú?

Cho mình hỏi hiện nay cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý cư trú? Cơ quan nào thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú? Nội dung kiểm tra cư trú gồm có những nội dung nào? - Câu hỏi của anh Quốc Việt đến từ Vĩnh Long

Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý cư trú?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú 2020 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).

Như vậy, quyền tự do cư trú là quyền của mỗi cá nhân được tự do lựa chọn nơi cư trú của mình theo những điều kiện, trình tự, thủ tục luật định.

Và trong quá trình quản lý nội dung về cư trú thì trách nhiệm của cơ quan đăng ký cư trú được quy định tại Điều 33 Luật Cư trú 2020 như sau:

- Niêm yết công khai thủ tục hành chính; hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú; công khai địa điểm, số điện thoại hoặc cách thức khác để tiếp nhận thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng.

- Cập nhật thông tin về cư trú của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

- Xác nhận thông tin về cư trú, thông báo về kết quả thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú, tách hộ, khai báo tạm vắng dưới hình thức văn bản, tin nhắn điện tử hoặc hình thức khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu về đăng ký, quản lý cư trú và bảo mật thông tin về đăng ký cư trú của công dân.

- Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến cư trú, quản lý cư trú theo thẩm quyền.

Như vậy cơ quan quản lý cư trú cần phải thực hiện tốt những trách nhiệm nêu trên trong quá trình quản lý cư trú.

Tải về Mẫu Giấy xác nhận thông tin về nơi cư trú mới nhất 2023: Tại Đây

Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý cư trú?

Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý cư trú? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú?

Căn cứ vào Điều 21 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về trách nhiệm của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội như sau:

Trách nhiệm của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
1. Tham mưu xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Công an ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cư trú theo thẩm quyền;
2. Giúp Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo, h­ướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các đơn vị, địa ph­ương thực hiện các quy định về đăng ký và quản lý cư trú;
3. Cập nhật thông tin về cư trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
4. Có kế hoạch tuyên truyền và tổ chức triển khai, thực hiện Luật Cư trú, Thông t­ư này và các văn bản pháp luật có liên quan tới các cấp Công an;
5. Hướng dẫn sử dụng biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của Bộ Công an thống nhất trong cả nước; tham mưu Bộ trưởng Bộ Công an trang bị máy móc, phương tiện, thiết bị cho công an các đơn vị, địa phương để thực hiện công tác đăng ký, quản lý cư trú.
6. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho người thực hiện công tác đăng ký cư trú. Hướng dẫn sử dụng phần mềm cư trú trong thực hiện công tác đăng ký cư trú;
7. Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác đăng ký, quản lý cư trú trên toàn quốc; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký, quản lý cư trú và xây dựng cơ sở dữ liệu về cư trú;
8. Báo cáo tình hình, đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an biện pháp giải quyết những vướng mắc, những vi phạm và những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện công tác đăng ký, quản lý cư trú;
9. Tổng hợp số liệu, tình hình về cư trú trên toàn quốc;
10. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
11. Đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ, bãi bỏ những quy định của Công an địa phương, cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân các cấp trái với quy định của Thông tư này.

Như vậy, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội là cơ quan tiến hành kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.

Nội dung kiểm tra cư trú gồm có những nội dung nào?

Căn cứ vào Điều 25 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về kiểm tra cư trú như sau:

Kiểm tra cư trú
1. Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự.
2. Đối tượng, địa bàn kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên, khu nhà ở của người lao động, nhà cho thuê, nhà cho mượn, cho ở nhờ của tổ chức, cá nhân, cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú; cơ quan đăng ký cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.
3. Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú, thu thập, cập nhật, khai thác thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.
4. Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia. Trường hợp cơ quan cấp trên kiểm tra phải phối hợp với cơ quan đăng ký cư trú cấp dưới.

Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm:

- Kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú, thu thập, cập nhật, khai thác thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;

- Quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.

- Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Cơ quan đăng ký cư trú Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Cơ quan đăng ký cư trú
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan nào?
Pháp luật
Cơ quan đăng ký cư trú là gì? Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý cư trú? Cơ quan nào thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ quan đăng ký cư trú
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
3,422 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ quan đăng ký cư trú

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ quan đăng ký cư trú

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào