Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước theo quy định là những cơ quan nào?
Chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác là gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Báo cáo khai thác thủy sản là bản ghi bằng giấy hoặc điện tử ghi lại kết quả hoạt động của tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 6 đến dưới 12 mét, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản cho một chuyến biển trong một khoảng thời gian.
4. Xác nhận nguyên liệu thủy sản là việc xác nhận của cơ quan thẩm quyền đối với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác không vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
5. Chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác là việc chứng nhận của cơ quan thẩm quyền đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ khai thác không vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
6. Xác nhận cam kết nguyên liệu thủy sản nhập khẩu hoặc sản phẩm thủy sản được sản xuất từ nguyên liệu thủy sản nhập khẩu là việc xác nhận của cơ quan thẩm quyền đối với lô hàng thủy sản được chế biến từ thủy sản khai thác nhập khẩu không có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Như vậy, chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác có thể hiểu là việc chứng nhận của cơ quan thẩm quyền đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ khai thác không vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác là gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước theo quy định là những cơ quan nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT quy định thẩm quyền xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác như sau:
Thẩm quyền xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác
1. Tổ chức quản lý cảng cá được chỉ định theo khoản 3 Điều 6 Thông tư này thực hiện xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác trong nước về khối lượng, thành phần loài thủy sản, vùng và thời gian khai thác đối với tàu cá bốc dỡ thủy sản tại cảng cá khi có yêu cầu.
2. Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh được công bố trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này thực hiện chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước không vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
...
Như vậy, các cơ quan có thẩm quyền chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước không vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định bao gồm:
(1) Chi cục Thủy sản Quảng Ninh.
(2) Chi cục Thủy sản Hải Phòng.
(3) Chi cục Thủy sản Nam Định.
(4) Chi cục Thủy sản Thái Bình.
(5) Chi cục Thủy sản Ninh Bình.
(6) Chi cục Thủy sản Thanh Hóa.
(7) Chi cục Thủy sản Nghệ An.
(8) Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh.
(9) Chi cục Thủy sản Quảng Bình.
(10) Chi cục Thủy sản Quảng Trị.
(11) Chi cục Thủy sản Thừa Thiên - Huế.
(12) Chi cục Thủy sản Đà Nẵng.
(13) Chi cục Thủy sản Quảng Nam.
(14) Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi.
(15) Chi cục Thủy sản Bình Định.
(16) Chi cục Thủy sản Phú Yên.
(17) Chi cục Thủy sản Khánh Hòa.
(18) Chi cục Thủy sản Ninh Thuận.
(19) Chi cục Thủy sản Bình Thuận.
(20) Chi cục Thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu.
(21) Chi cục Thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh.
(22) Chi cục Thủy sản Tiền Giang.
(23) Chi cục Thủy sản Bến Tre.
(24) Chi cục Thủy sản Bạc Liêu.
(25) Chi cục Thủy sản Sóc Trăng.
(26) Chi cục Thủy sản Trà Vinh.
(27) Chi cục Thủy sản Cà Mau.
(28) Chi cục Thủy sản Kiên Giang.
Xem chi tiết tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT: TẢI VỀ
Nội dung kiểm tra việc thực hiện chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Kiểm tra việc thực hiện xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác
1. Cơ quan kiểm tra: Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
2. Đối tượng được kiểm tra: Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh; tổ chức quản lý cảng cá được chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; cơ sở chế biến, xuất khẩu thủy sản có thực hiện xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
3. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra về trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện việc xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác;
b) Kiểm tra về trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện việc kiểm tra tàu cá cập cảng, rời cảng và giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ tại cảng cá.
...
Như vậy, nội dung kiểm tra việc thực hiện chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác gồm có:
(1) Kiểm tra về trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện việc chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác;
(2) Kiểm tra về trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện việc kiểm tra tàu cá cập cảng, rời cảng và giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ tại cảng cá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?