Cơ quan bảo hiểm xã hội là gì? Nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội như thế nào? Đối với bảo hiểm xã hội nhà nước có chính sách gì không?
Cơ quan bảo hiểm xã hội là gì?
Tại khoản 1 Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về khái niệm của cơ quan bảo hiểm xã hội như sau:
Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội là gì?
Theo Điều 94 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 95 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về khái niệm và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội như sau:
- Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội được tổ chức ở cấp quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội và tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
- Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội gồm đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tổ chức khác có liên quan.
- Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội là 05 năm.
- Chính phủ quy định chi tiết về chế độ làm việc, trách nhiệm và kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội:
+ Thông qua chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hằng năm về thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Giám sát, kiểm tra việc thực hiện của cơ quan bảo hiểm xã hội về chiến lược, kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.
+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội, kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ chế quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
+ Quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội.
+ Thông qua các báo cáo hằng năm về việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trước khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền.
+ Thông qua dự toán hằng năm về thu, chi các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trước khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền.
+ Hằng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và kết quả hoạt động.
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Nhà nước có chính sách gì đối với bảo hiểm xã hội?
Theo Điều 6 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội như sau:
- Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội.
- Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ.
- Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.
- Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội.
Nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội như thế nào?
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bao gồm những cơ quan nào?
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội theo Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được quy định như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
- Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội như sau:
- Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội.
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.
- Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.
- Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
Như vậy, Nhà nước sẽ có những chính sách phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền nhằm quản lý chế độ bảo hiểm xã hội một cách hiệu quả, đảm bảo lợi ích cho người tham gia bảo hiểm bảo xã hội.
Tải về các quy định hiện hành về Cơ quan bảo hiểm xã hội tại đây Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?