Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của cá nhân thì có cần phải xin lỗi cá nhân đó hay không?

Tôi xin hỏi cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của cá nhân thì có cần phải xin lỗi cá nhân đó hay không? Khi xin lỗi cá nhân thì cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ những nội dung nào? Câu hỏi của anh D đến từ (Ninh Thuận)

Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của cá nhân thì có cần phải xin lỗi cá nhân đó hay không?

Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của cá nhân thì có cần phải xin lỗi cá nhân đó hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Luật Báo chí 2016 quy định:

Cải chính trên báo chí
1. Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 52 của Luật này.
2. Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà báo chí đã đăng, phát là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát phần nội dung kết luận đó và nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm báo chí.
Lời xin lỗi của cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí được đăng, phát liền sau nội dung thông tin cải chính.
3. Việc đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm phải thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đăng, phát tại trang hai đối với báo in, trang cuối đối với tạp chí in, chuyên Mục riêng tại trang chủ đối với báo điện tử với cùng một kiểu chữ, cỡ chữ mà báo chí đã đăng, phát thông tin;
b) Đăng, phát đúng chuyên Mục, giờ phát sóng, số lần phát sóng đối với báo nói, báo hình mà báo chí đã đăng, phát thông tin.
...

Theo đó cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của cá nhân thì phải xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cá nhân đó.

Đối với báo chí điện tử ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 của Luật này.

cơ quan báo chí thông tin sai sự thật

Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của cá nhân thì có cần phải xin lỗi cá nhân đó hay không? (Hình từ Internet)

Khi xin lỗi cá nhân thì cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ những nội dung nào?

Khi xin lỗi cá nhân thì cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ những nội dung nào, căn cứ theo khoản 4 Điều 42 Luật Báo chí 2016 quy định về việc xin lỗi cá nhân đối với cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:

+ Tiêu đề: “Thông tin cải chính, xin lỗi”;

+ Tên tác phẩm báo chí, tên chuyên Mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng, phát phải cải chính;

+ Những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trong tác phẩm báo chí và nội dung thông tin được cải chính.

Khi cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của mình thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hay không?

Khi cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của mình thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật Báo chí 2016 quy định:

Phản hồi thông tin
1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.
2. Cơ quan báo chí phải đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thời Điểm đăng, phát thực hiện theo quy định về đăng, phát cải chính tại Khoản 5 Điều 42 của Luật này.
Trường hợp không nhất trí với ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí vẫn phải đăng, phát ý kiến phản hồi đó và có quyền thông tin tiếp để làm rõ quan Điểm của mình.
Sau ba lần đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ quan báo chí có quyền ngừng đăng, phát; cơ quan quản lý nhà nước có quyền yêu cầu cơ quan báo chí ngừng đăng, phát thông tin của các bên có liên quan.
3. Cơ quan báo chí có quyền không đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu ý kiến đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín của cơ quan báo chí, danh dự, nhân phẩm của tác giả tác phẩm báo chí, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để cơ quan, tổ chức, cá nhân biết.

Theo đó cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của mình thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

Xúc phạm danh dự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bịa đặt, lan truyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Hành vi xúc phạm danh dự người khác trên mạng xã hội (Facebook) có thể bị khởi kiện không? Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận?
Pháp luật
Đăng ảnh người bị nghi ngờ lừa đảo lên mạng xã hội được không? Trường hợp nào được đăng hình ảnh người khác mà không phải xin phép?
Pháp luật
Hành vi đăng tải những tin đồn thất thiệt xúc phạm uy tín và danh dự người khác trên facebook có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của cá nhân thì có cần phải xin lỗi cá nhân đó hay không?
Pháp luật
Song tính là gì? Xúc phạm danh dự người song tính thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Tái phạm hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác có bị xử lý hình sự không hay chỉ bị phạt vi phạm hành chính?
Pháp luật
Vợ mở trộm mật khẩu điện thoại của chồng để tiết lộ bí mật đời tư nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm có bị phạt tiền không?
Pháp luật
Người liên tục livestream bóc phốt showbiz trên Tiktok với thông tin không đúng xúc phạm uy tín của cá nhân khác bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Chê người khác lùn bị phạt bao nhiêu tiền? Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng hay không?
Pháp luật
Người bịa đặt vu khống nhằm xúc phạm uy tín của tổ chức trên mạng xã hội có thể bị phạt tù hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xúc phạm danh dự
1,621 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xúc phạm danh dự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xúc phạm danh dự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào