Có phải tổ chức tín dụng sẽ bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi không còn khả năng chi trả?
Tổ chức tín dụng sẽ bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi không còn khả năng chi trả đúng không?
Căn cứ vào Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
Áp dụng kiểm soát đặc biệt
1. Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
2. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
3. Ngân hàng Nhà nước xem xét, đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nguy cơ mất khả năng chi trả;
b) Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán;
c) Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
d) Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
đ) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.
Theo như quy định trên thì sẽ có 5 trường hợp để ngân hàng nhà nước xem xét và quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, đó là:
- Có nguy cơ mất khả năng chi trả;
- Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán;
- Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
- Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.
Theo đó, trường hợp tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả thì ngân hàng nhà nước sẽ xem xét đặt tổ chức tín dụng này vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Như vậy, có thể thấy việc đặt một tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặt biệt sẽ được thực hiện ngay từ thời điểm tổ chức tín dụng này có nguy cơ mất khả năng thanh toán chứ không phải chờ đến thời điểm tổ chức tín dụng không còn khả năng thanh toán.
Có phải tổ chức tín dụng sẽ bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi không còn khả năng chi trả?
Tổ chức tín dụng như thế nào thì được xem là có nguy cơ mất khả năng thanh toán?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 11/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Tổ chức tín dụng mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán
1. Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục và có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được so với tổng nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 06 tháng liên tục mà tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 của tổ chức tín dụng thấp hơn 4%.
2. Tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán khi không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 03 tháng kể từ ngày nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán.
3. Khi có nguy cơ mất, mất khả năng thanh toán, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, tổ chức tín dụng được xem là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi có 02 tiêu chí sau:
- Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 của tổ chức này thấp hơn 4% trong thời gian 6 tháng liên tục
- Có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được so với tổng nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 06 tháng liên tục mà tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 của tổ chức tín dụng thấp hơn 4%.
Tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt sẽ có những trách nhiệm gì?
Căn cứ vào Điều 150 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt như sau:
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây:
- Xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng trình Ban kiểm soát đặc biệt thông qua và tổ chức triển khai thực hiện phương án đó;
- Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 148 Luật Các tổ chức tín dụng 2010;
- Chấp hành yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt liên quan đến tổ chức, quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng quy định tại các điểm a, b, c và điểm đ khoản 2 Điều 148 Luật Các tổ chức tín dụng 2010;
- Thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 149 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?