Có phải mọi pháp nhân đều bắt buộc phải có điều lệ hoạt động? Điều lệ của pháp nhân có những nội dung gì?
Có phải mọi pháp nhân đều bắt buộc phải có điều lệ hoạt động không?
Căn cứ Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân như sau:
Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Dẫn chiếu đến Điều 77 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều lệ hoạt động của pháp nhân như sau:
Điều lệ của pháp nhân
1. Pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định.
2. Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên gọi của pháp nhân;
b) Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;
c) Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;
d) Vốn điều lệ, nếu có;
đ) Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
e) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;
g) Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;
h) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;
i) Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
k) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;
l) Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.
Quy định trên có nêu pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định.
Như vậy trường hợp pháp luật không yêu cầu thì pháp nhân không bắt buộc phải có điều lệ hoạt động.
Có phải mọi pháp nhân đều bắt buộc phải có điều lệ hoạt động? Điều lệ của pháp nhân có những nội dung gì? (hình từ internet)
Điều lệ hoạt động của pháp nhân chứa những nội dung gì?
Cũng tại Điều 77 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều lệ hoạt động của pháp nhân như sau:
Điều lệ của pháp nhân
1. Pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định.
2. Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên gọi của pháp nhân;
b) Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;
c) Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;
d) Vốn điều lệ, nếu có;
đ) Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
e) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;
g) Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;
h) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;
i) Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
k) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;
l) Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.
Chiếu theo quy định này thì điều lệ hoạt động của pháp nhân bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tên gọi của pháp nhân;
- Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;
- Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;
- Vốn điều lệ, nếu có;
- Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
- Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;
- Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;
- Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;
- Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
- Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;
- Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.
Trách nhiệm dân sự của pháp nhân được quy định như thế nào?
Tại Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân như sau:
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
Đồng thời tại Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự của pháp nhân như sau:
Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Quyết định khen thưởng cán bộ công chức viên chức cuối năm 2024 mới nhất? File word mẫu Quyết định khen thưởng cán bộ công chức viên chức cuối năm 2024?
- Người học tại trường của cơ quan Nhà nước có được tham gia hoạt động khoa học và công nghệ không?
- Giải thể tất cả công đoàn ngành giáo dục, y tế, công thương tại địa phương không thực hiện thí điểm đúng không?
- Tháng 1 dương lịch 2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy? Xem lịch dương tháng 1/2025 chi tiết, đầy đủ?
- Chính thức bỏ điểm cộng chứng chỉ nghề từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đúng không? Duyệt công nhận tốt nghiệp THPT từ 2025 ra sao?