Có phải mọi người cao tuổi đều được trợ giúp pháp lý hay không? Người được trợ giúp pháp lý có thể tự lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý cho mình không?
Có phải mọi người cao tuổi đều được trợ giúp pháp lý hay không?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về người được trợ giúp pháp lý như sau:
Người được trợ giúp pháp lý
1. Người có công với cách mạng.
2. Người thuộc hộ nghèo.
3. Trẻ em.
4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
b) Người nhiễm chất độc da cam;
c) Người cao tuổi;
d) Người khuyết tật;
đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
h) Người nhiễm HIV.
Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
Đồng thời, tại Điều 2 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 7 Điều 7 nêu trên là người thuộc hộ cận nghèo hoặc là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, không phải mọi trường hợp người cao tuổi đều được trợ giúp pháp lý. Mà chỉ khi người cao tuổi có khó khăn về tài chính, cụ thể là thuộc hộ cận nghèo hoặc là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì mới là đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Trợ giúp pháp lý (Hình từ Internet)
Trợ giúp pháp lý được hiểu là gì? Người được trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ như thế nào?
Theo Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, trợ giúp pháp lý được hiểu là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Về nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý được quy định cụ thể tại Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 như sau:
Nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý
1. Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
2. Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.
3. Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
4. Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.
5. Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.
Người được trợ giúp pháp lý có thể tự lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý cho mình không?
Tại Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về quyền của người được trợ giúp pháp lý như sau:
Quyền của người được trợ giúp pháp lý
1. Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.
2. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.
3. Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.
4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.
5. Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.
6. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
8. Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, người được trợ giúp pháp lý có quyền được lựa chọn tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng công trình theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Tải về 02 mẫu giấy phép xây dựng cấp theo giai đoạn của công trình mới nhất, chuẩn Nghị định 175?
- Mẫu Biên bản xử lý kỷ luật học sinh cấp 2, cấp 3 vi phạm do đánh nhau? Học sinh cấp 2, cấp 3 không được làm những gì?
- Lời nhận xét các môn học theo Thông tư 27 lớp 4? Nhận xét học bạ các môn học Lớp 4 theo Thông tư 27 ra sao?
- Cách tính điểm trung bình học kỳ 1 2025 theo Thông tư 22 dễ hiểu, chi tiết? Cách tính điểm trung bình học kỳ 1 2025 thế nào?