Có phải lao động đã nghỉ hưu rồi là sẽ mặc nhiên được xét tặng danh hiệu 'Lao động tiên tiến' hay không?
Các tiêu chuẩn nào cần đạt để có thể được xét tặng danh hiệu "Lao động tiên tiến"?
Căn cứ quy định tại Điều 24 Luật Thi đua khen thưởng 2003 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013) thì để có được danh hiệu 'Lao động tiên tiến" cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng cho cán bộ, công chức, viên chức đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;
+ Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua;
+ Tích cực học tập chính, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Có đạo đức, lối sống lành mạnh.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.
- Danh hiệu “Lao động tiên tiến” xét tặng cho công nhân, nông dân, người lao động không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Lao động sản xuất có hiệu quả, tích cực tham gia phong trào thi đua và hoạt động xã hội;
+ Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có đạo đức, lối sống lành mạnh, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng.
Theo đó, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” không ghi nhận đối với tiêu chí về thời gian công tác đủ bao nhiêu ngày. Tuy nhiên, bạn cũng có thể lưu ý thêm, theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị định 91/2017/NĐ-CP thì không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với các cá nhân mới tuyển dụng dưới 10 tháng; bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
Có phải lao động đã nghỉ hưu rồi là sẽ mặc nhiên được xét tặng danh hiệu 'Lao động tiên tiến' hay không?
Các trường hợp đặc biệt nào vẫn có thể được xét tặng danh hiệu "Lao động tiên tiến"?
Và cũng theo Điều 10 Nghị định 91/2017/NĐ-CP thì các trường hợp dưới dây cũng có thể được xét tặng danh hiệu "Lao động tiên tiến", cụ thể:
- Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để bình xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
- Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”. Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
- Thời gian nghỉ thai sản theo, quy định được tính để bình xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
- Đối với cá nhân chuyển công tác, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm bình xét, tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” (trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ).
L:ưu ý: Trường hợp cá nhân được điều động, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc bình xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” do cơ quan, tổ chức, đơn vị điều động, biệt phái xem xét quyết định và được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái xác nhận.
Có phải lao động đã nghỉ hưu rồi là sẽ mặc nhiên được xét tặng danh hiệu "Lao động tiên tiến" hay không?
Theo những quy định trên, danh hiệu “Lao động tiên tiến” là danh hiệu được xét tặng cho viên chức, người lao động chức đạt các tiêu chuẩn. Đối với trường hợp bạn trao đổi, cô trưởng phòng về hưu từ 01/11/2021 được xác định là đã chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, không còn là viên chức, người lao động. Như vậy, trường hợp cô trưởng phòng chấm dứt hợp đồng làm việc, không còn là viên chức, người lao động tại thời điểm xét tặng nên không thuộc đối tượng xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Từ đó, ta có thể thấy không phải lúc nào nghỉ hưu là sẽ mặc nhiên được xét tặng danh hiệu "Lao động tiên tiến".
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chỉ đạo Đại hội Chi bộ Công an xã mới nhất? Bài phát biểu Đại hội Chi bộ Công an xã nhiệm kỳ mới?
- Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có được quyền tự chủ trong hoạt động tư vấn hay không?
- Công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 tại 63 tỉnh thành năm học 2025-2026 chính thức mới nhất?
- Viết đoạn văn về mùa em yêu thích lớp 2? Viết một đoạn văn ngắn kể về một mùa mà em yêu thích lớp 2?
- Quyết định 163/QĐ-BQP năm 2025 về TTHC thay thế lĩnh vực khen thưởng về Dân quân tự vệ thuộc phạm vi của Bộ Quốc phòng?