Có phải đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ không?
Có phải đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Các trường hợp đăng ký
1. Các trường hợp đăng ký bao gồm:
a) Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan;
b) Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;
c) Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;
d) Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là đăng ký thay đổi); xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là xóa đăng ký) đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
...
Theo đó, phải đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận.
Có phải đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm khi thế chấp động sản?
Căn cứ theo điểm a và điểm e khoản 1 Điều 44 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Trường hợp đăng ký thuộc thẩm quyền của Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản
1. Các trường hợp đăng ký theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật bao gồm:
a) Thế chấp động sản;
...
e) Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;
g) Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này.
...
Dẫn chiếu đến khoản 5 Điều 10 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Cơ quan đăng ký, cơ quan cung cấp thông tin
1. Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 25 Nghị định này.
2. Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay quy định tại Điều 38 Nghị định này.
3. Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải hoặc Chi cục Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam (sau đây gọi là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển, tài sản khác quy định tại Điều 41 Nghị định này.
4. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
5. Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung (sau đây gọi là động sản) và trường hợp khác quy định tại Điều 44 Nghị định này.
6. Việc xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển thực hiện theo quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
7. Việc xác định cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin trong trường hợp tổ chức, cá nhân tự tra cứu thông tin thông qua mã số sử dụng cơ sở dữ liệu và trong hoạt động cung cấp thông tin giữa cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền với cơ quan đăng ký thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 50 và Điều 52 Nghị định này.
Như vậy, Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung (sau đây gọi là động sản).
Do đó, Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản) sẽ có thẩm quyền đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm khi thế chấp động sản.
Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 298 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
- Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.
- Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
- Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ chi phí đầu tư theo Nghị định 182? Nguyên tắc áp dụng chính sách hỗ trợ đầu tư là gì?
- Tên gọi mới dự kiến sau khi hợp nhất Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ là gì theo Công văn 24?
- Sắp xếp tinh gọn bộ máy: CBCCVC không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý được bố trí như thế nào?