Có phải đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký khi bên bảo đảm thay đổi tên hay không?
- Có phải đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký khi bên bảo đảm thay đổi tên hay không?
- Các trường hợp nào cần phải đăng ký mới khi có sự thay đổi thông tin về nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký?
- Bổ sung thêm nghĩa vụ được bảo đảm trên tài sản đã đăng ký trước đó thì có phải đăng ký không?
Có phải đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký khi bên bảo đảm thay đổi tên hay không?
Có phải đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký khi bên bảo đảm thay đổi tên hay không? (Hình từ Internet)
Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký được ghi nhận tại Điều 18 Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm. Cụ thể:
Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký
Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp;
2. Rút bớt tài sản bảo đảm;
3. Bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới;
4. Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành, trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã kê khai số khung khi đăng ký biện pháp bảo đảm.
Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai) đã hình thành, thì thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
5. Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký;
6. Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà trong hợp đồng bảo đảm ban đầu các bên không có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai
Như vậy, người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, nếu thuộc trường hợp “thay đổi tên hoặc thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp”.
Ngoài trường hợp này ra, những thay đổi về tên còn lại sẽ không bắt buộc phải thực hiện. Bên cạnh đó, khoản 9 Điều 16 Thông tư 07/2019/TT-BTP có ghi nhận nội dung liên quan như sau:
Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký
...
9. Trường hợp có sự thay đổi thông tin về bên thế chấp; thay đổi thông tin về thửa đất thế chấp do dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất, thay đổi hiện trạng tài sản gắn liền với đất khác với thông tin trên Giấy chứng nhận thì các bên thực hiện việc xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật đất đai mà không thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp đổi thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi lại nội dung đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận mới.
Các trường hợp nào cần phải đăng ký mới khi có sự thay đổi thông tin về nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký?
Tại Điều 14 Thông tư 08/2018/TT-BTP quy định Các trường hợp đăng ký mới khi có sự thay đổi thông tin về nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký gồm:
- Ký hợp đồng bảo đảm mới để bổ sung tài sản bảo đảm;
- Thay đổi số hợp đồng và thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm.
Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm đối với các trường hợp nêu trên được thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương II Nghị định 102/2017/NĐ-CP.
Bổ sung thêm nghĩa vụ được bảo đảm trên tài sản đã đăng ký trước đó thì có phải đăng ký không?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm như sau:
Đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm
1. Trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà các bên ký kết hợp đồng bảo đảm mới, có hiệu lực độc lập với hợp đồng bảo đảm đã đăng ký trước đó, thì người yêu cầu đăng ký thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm mới và không phải xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó.
2. Trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà các bên ký kết hợp đồng bảo đảm mới thay thế hợp đồng bảo đảm đã đăng ký, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm và 01 bộ hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm mới để thực hiện đồng thời thủ tục xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó và thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm mới.
3. Các bên không phải thực hiện đăng ký thay đổi đối với trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Trong hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm đã đăng ký có điều khoản về việc cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ sẽ phát sinh trong tương lai;
b) Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm nhưng không bổ sung tài sản bảo đảm;
c) Các bên chỉ ký kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm đã đăng ký hoặc sửa đổi hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm mà không ký kết hợp đồng bảo đảm mới.
Theo đó trường hợp bổ sung thêm nghĩa vụ được bảo đảm trên tài sản đã đăng ký trước đó sẽ không phải thực hiện đăng ký thay đổi đối nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Trong hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm đã đăng ký có điều khoản về việc cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ sẽ phát sinh trong tương lai;
- Không bổ sung thêm tài sản bảo đảm;
- Các bên chỉ ký kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm đã đăng ký hoặc sửa đổi hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm mà không ký kết hợp đồng bảo đảm mới.
Nếu không đáp ứng được một trong các trường hợp trên thì khi bổ sung thêm nghĩa vụ được bảo đảm trên tài sản đã đăng ký trước đó sẽ phải thực hiện đăng ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?