Có phải cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ trúng tuyển công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã không?
Có phải cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ trúng tuyển công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã không?
Hồ sơ của người trúng tuyển công chức cấp xã được quy định theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 13/2019/TT-BNV như sau:
Thông báo kết quả tuyển dụng và Hồ sơ của người trúng tuyển
1. Thông báo công nhận kết quả trúng tuyển theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP phải xác định rõ thời hạn người trúng tuyển đến Phòng Nội vụ của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự tuyển để hoàn thiện hồ sơ trúng tuyển.
2. Hồ sơ của người trúng tuyển công chức cấp xã, bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch theo mẫu có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác hoặc cư trú;
b) Bản sao giấy khai sinh;
c) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được dịch thuật sang tiếng Việt, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;
d) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế đủ điều, kiện cấp và trong thời hạn sử dụng theo quy định;
đ) Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp.
Như vậy, trường hợp anh đã nhận được thông báo trúng tuyển công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã thì trong thời hạn thông báo phải đến Phòng Nội vụ của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự tuyển để hoàn thiện hồ sơ trúng tuyển.
Trong hồ sơ trúng tuyển bắt buộc phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp. Trường hợp hồ sơ trúng tuyển công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã của anh đã có Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần phải cung cấp thêm để hoàn thiện hồ sơ.
Có phải cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ trúng tuyển công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã không? (Hình từ Internet)
Mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 1 mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 1 mới nhất hiện nay là mẫu số 06/2013/TT-LLTP ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BTP.
TẢI VỀ mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 1 mới nhất 2023
Công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ như thế nào?
Công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV như sau:
Nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã
...
6. Công chức Tư pháp - hộ tịch
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;
Thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;
Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng về dân số trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
...
Như vậy, công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ sau:
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;
+ Thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;
+ Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng về dân số trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn;
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?