Có phải bắt buộc khai báo thông tin trên mạng đấu thầu quốc gia hay không? Các khoản chi phí trong đấu thầu qua mạng được quy định như thế nào?
Có phải bắt buộc khai báo thông tin trên mạng đấu thầu quốc gia hay không?
>> Mới nhất Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành Tải
Việc đăng tải thông tin nhà thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là quy định bắt buộc theo Điều 5 Luật Đấu thầu 2013:
"Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
b) Hạch toán tài chính độc lập;
c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh."
Theo đó tại Điều 1 Luật Đấu thầu 2013 quy định phạm vi điều chỉnh như sau:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, bao gồm:
1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với:
a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
c) Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
d) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
e) Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước;
g) Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập;
2. Lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
3. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất;
4. Lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí, trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí."
Ngoài ra tại Điều 2 Luật Đấu thầu 2013 quy định đối tượng áp dụng như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Điều 1 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này được chọn áp dụng quy định của Luật này. Trường hợp chọn áp dụng thì tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quy định có liên quan của Luật này, bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế."
Theo đó, những gói thầu liên quan đến việc mua sắm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị/chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp công, doanh nghiệp nhà nước hoặc có sử dụng vốn nhà nước thì sẽ thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng, còn nếu gói thầu bên anh tham gia không sử dụng vốn nhà nước, vốn tư nhân và vốn khác, đồng thời bên mời thầu cũng không tự nguyện áp dụng Luật Đấu thầu thì bên anh (nhà thầu) không bắt buộc phải đăng tải thông tin lên mạng đấu thầu quốc gia.
Đấu thầu quốc gia
Trách nhiệm đăng tải thông tin về đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm đăng tải thông tin về đấu thầu lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như sau:
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người có thẩm quyền có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm g và điểm h khoản 1 Điều 8 Luật Đấu thầu 2013;
- Nhà đầu tư có trách nhiệm tự đăng tải và cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình vào cơ sở dữ liệu nhà đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 và điểm k khoản 1 Điều 8 Luật Đấu thầu 2013.
Các khoản chi phí trong đấu thầu qua mạng được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 13 Luật Đấu thầu 2013 quy định chi phí trong đấu thầu bao gồm:
"Điều 13. Chi phí trong đấu thầu
1. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu;
b) Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán mua sắm;
c) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát miễn phí cho nhà thầu;
d) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán hoặc phát miễn phí cho nhà thầu.
2. Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư;
b) Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư được bố trí từ vốn nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác và được xác định trong tổng mức đầu tư;
c) Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án phải trả chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư;
d) Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán cho nhà đầu tư.
3. Chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm:
a) Chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu và các chi phí khác;
b) Chi phí tham dự thầu, tổ chức đấu thầu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Theo đó chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm:
- Chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu và các chi phí khác;
- Chi phí tham dự thầu, tổ chức đấu thầu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đúng không? Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân?
- Biện pháp bảo đảm dự thầu có được áp dụng khi đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn không?
- Mã số thuế được cấp riêng hay chung với giấy chứng nhận đăng ký thuế? Người nộp thuế phải sử dụng mã số thuế thế nào?
- Bên mời thầu có phải chịu chi phí đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư và các chi phí khác không?
- Chủ đầu tư có phải chịu chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu trong lựa chọn nhà thầu hay không?