Có những hình thức kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản nào? Hộ gia đình hoạt động khai thác lâm sản có thuộc đối tượng kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản hay không?

Cho tôi hỏi về vấn đề kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản. Cụ thể hộ gia đình tôi đang hoạt động khai thác lâm sản thì có thuộc đối tượng kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản hay không? Có những hình thức kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản nào? - Câu hỏi của anh Đức (Gia Lai)

Hộ gia đình hoạt động khai thác lâm sản có thuộc đối tượng kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản hay không? Có mấy hình thức kiểm tra?

Căn cứ Điều 25 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về đối tượng, hình thức kiểm tra như sau:

Đối tượng, hình thức kiểm tra
1. Đối tượng được kiểm tra: Tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, sản xuất, mua bán, chuyển quyền sở hữu lâm sản, xuất khẩu, nhập khẩu, cất giữ lâm sản, nuôi động vật rừng, trồng thực vật rừng và đánh dấu mẫu vật.
2. Hình thức kiểm tra:
a) Kiểm tra theo kế hoạch;
b) Kiểm tra đột xuất.

Như vậy, theo quy định, hộ gia đình có hoạt động khai thác lâm sản là đối tượng được kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản.

Có 2 hình thức kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản đó là: kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất.

Có những hình thức kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản nào? Hộ gia đình hoạt động khai thác lâm sản có thuộc đối tượng kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản hay không?

Hộ gia đình hoạt động khai thác lâm sản có thuộc đối tượng kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản hay không? (Hình từ Internet)

Có những hình thức kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản theo kế hoạch nào?

Căn cứ Điều 28 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra theo kế hoạch như sau:

Kiểm tra theo kế hoạch
1. Kế hoạch kiểm tra hằng năm:
a) Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, Thủ trưởng Cơ quan Kiểm lâm quy định tại Điều 30 Thông tư này có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra năm sau, trình cấp trên trực tiếp phê duyệt;
b) Trường hợp có ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên hoặc có nội dung cần quản lý phát sinh ngoài kế hoạch kiểm tra hằng năm thì điều chỉnh kế hoạch kiểm tra và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Căn cứ kế hoạch kiểm tra được duyệt, Cơ quan Kiểm lâm thông báo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trước ngày 31 tháng 12 hằng năm hoặc sau khi phê duyệt điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.
2. Kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề: Căn cứ tình hình quản lý lâm sản trên địa bàn cần phải kiểm tra ngăn chặn và xử lý, Thủ trưởng Cơ quan Kiểm lâm chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề.

Như vậy, kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản theo kế hoạch gồm có 2 hình thức:

- Kế hoạch kiểm tra hằng năm

- Kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề.

Kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản đột xuất được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?

Căn cứ Điều 29 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra đột xuất như sau:

Kiểm tra đột xuất
1. Căn cứ kiểm tra đột xuất:
a) Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng;
b) Thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân;
c) Thông tin từ đơn đề nghị xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân;
d) Thông tin từ phát hiện hoặc trường hợp phát hiện vi phạm quả tang của công chức Kiểm lâm quản lý địa bàn hoặc công chức Kiểm lâm được giao nhiệm vụ theo dõi, phát hiện vi phạm;
đ) Văn bản chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
e) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Công chức Kiểm lâm thu thập, tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật phải báo cáo ngay Thủ trưởng Cơ quan Kiểm lâm trực tiếp để xử lý thông tin.
3. Căn cứ thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm xử lý thông tin, chỉ đạo kiểm tra, chịu trách nhiệm về quyết định của mình; chỉ đạo việc lập sổ theo dõi thông tin và tổ chức quản lý theo chế độ quản lý tài liệu mật.

Như vậy, việc kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản đột xuất được thực hiện dựa trên những căn cứ sau:

(1) Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng.

(2) Thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân.

(3) Thông tin từ đơn đề nghị xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân.

(4) Thông tin từ phát hiện hoặc trường hợp phát hiện vi phạm quả tang của công chức Kiểm lâm quản lý địa bàn hoặc công chức Kiểm lâm được giao nhiệm vụ theo dõi, phát hiện vi phạm.

(5) Văn bản chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

(6) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Trường hợp đối tượng kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản không có mặt tại nơi kiểm tra thì xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 31 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về trình tự kiểm tra như sau:

Trình tự kiểm tra
1. Công bố và giao quyết định kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra hoặc người đại diện của đối tượng được kiểm tra; thông báo về thành phần Tổ kiểm tra và người chứng kiến (nếu có).
2. Yêu cầu đối tượng được kiểm tra hoặc người đại diện của đối tượng được kiểm tra chấp hành quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền và làm việc với Tổ kiểm tra. Trường hợp những người này không có mặt tại nơi kiểm tra thì Tổ kiểm tra mời đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đại diện cơ quan công an nơi kiểm tra, người chứng kiến để công bố quyết định kiểm tra và tiến hành kiểm tra theo quy định.
3. Tổ chức kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra đã công bố. Trường hợp có nội dung phát sinh trong quá trình kiểm tra vượt quá thẩm quyền, Tổ kiểm tra phải báo cáo ngay với người ban hành quyết định kiểm tra để kịp thời xử lý.
...

Như vậy, trong trường hợp đối tượng kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản không có mặt tại nơi kiểm tra thì tổ kiểm tra mời đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đại diện cơ quan công an nơi kiểm tra, người chứng kiến để công bố quyết định kiểm tra và tiến hành kiểm tra theo quy định.

Truy xuất nguồn gốc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thuốc lá đang chế biến là gì? Truy xuất nguồn gốc thuốc lá trong quá trình sản xuất bằng phương pháp nào?
Pháp luật
Dược mỹ phẩm là gì? Nguyên tắc chung khi truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm theo quy định?
Pháp luật
Người kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn trong trường hợp nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa mới nhất 2024 ra sao?
Pháp luật
Thông tư 02/2024/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa ra sao?
Pháp luật
Hoạt động quản lý nhà nước đối với việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa từ ngày 1/6/2024 ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc ra sao?
Pháp luật
Truy xuất nguồn gốc bên ngoài của chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm là gì? Việc truy xuất này phải đảm bảo yêu cầu chung nào?
Pháp luật
Yêu cầu về tài liệu, hồ sơ để đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại điểm kiểm soát được quy định thế nào?
Pháp luật
Việc truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng sữa và sản phẩm sữa phải thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Truy xuất nguồn gốc
1,038 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Truy xuất nguồn gốc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Truy xuất nguồn gốc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào