Có mấy hình thức giám sát trong Đảng? Đối tượng giám sát được quyền từ chối cung cấp thông tin trong trường hợp nào?
Có bao nhiêu hình thức giám sát trong Đảng?
Hình thức giám sát trong Đảng được quy định tại Điều 11 Quy định 86-QĐ/TW năm 2017 như sau:
Hình thức giám sát
1- Giám sát thường xuyên
a) Thông báo cho đối tượng giám sát biết về thành viên của cấp ủy, ủy ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy hoặc cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ giám sát.
b) Thực hiện giám sát thường xuyên bằng phương pháp giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp theo quy định tại Điều 10 của Quy định này.
c) Chi bộ chủ yếu thực hiện giám sát thường xuyên đối với đảng viên.
2- Giám sát theo chuyên đề
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát hằng năm và thông báo cho đối tượng giám sát.
b) Thành lập đoàn hoặc tổ giám sát (gọi chung là đoàn giám sát); ban hành kế hoạch giám sát cụ thể đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên.
c) Triển khai quyết định, kế hoạch giám sát, yêu cầu đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo về nội dung giám sát và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.
d) Đoàn giám sát nghiên cứu, xem xét các báo cáo, tài liệu; làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan; chuẩn bị dự thảo báo cáo kết quả giám sát.
Khi cần thiết thì thực hiện thẩm tra, xác minh.
đ) Tổ chức đảng được giám sát hoặc tổ chức đảng có đảng viên được giám sát tổ chức hội nghị để đối tượng giám sát báo cáo, đoàn giám sát trình bày dự thảo báo cáo kết quả giám sát; hội nghị thảo luận.
e) Thông báo kết quả giám sát bằng văn bản đến tổ chức đảng, đảng viên được giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan.
g) Theo dõi, đôn đốc đối tượng giám sát thực hiện thông báo kết quả giám sát.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì có 02 hình thức giám sát trong Đảng, bao gồm:
- Giám sát thường xuyên;
- Giám sát theo chuyên đề.
Có mấy hình thức giám sát trong Đảng? Đối tượng giám sát được quyền từ chối cung cấp thông tin trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng giám sát trong Đảng được quyền từ chối cung cấp thông tin trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Quy định 86-QĐ/TW năm 2017 như sau:
Trách nhiệm và quyền của đối tượng giám sát
...
2- Quyền của đối tượng giám sát
a) Được chủ thể giám sát thông báo trước người được phân công giám sát thường xuyên; được nghe nhận xét, đánh giá về bản thân hay tổ chức mà mình là thành viên.
b) Được chủ thể giám sát thông báo trước quyết định, kế hoạch giám sát theo chuyên đề.
c) Được thảo luận, trình bày ý kiến, giải trình và bảo lưu ý kiến; được sử dụng bằng chứng chứng minh về các nội dung giám sát thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách của mình.
d) Từ chối trả lời, cung cấp thông tin, tài liệu không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách của mình hoặc không liên quan đến nội dung giám sát hoặc thấy chủ thể giám sát thực hiện không đúng nội dung, yêu cầu, trách nhiệm, thẩm quyền giám sát.
đ) Được đề nghị, phản ánh, báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét lại nhận xét, đánh giá đối với mình hoặc xem xét lại việc giám sát không đúng nội dung, yêu cầu, trách nhiệm của chủ thể giám sát.
Như vậy, đối tượng giám sát trong Đảng được quyền từ chối cung cấp thông tin trong trường hợp sau đây:
- Thông tin, tài liệu không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách của mình; hoặc
- Thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung giám sát; hoặc
- Chủ thể giám sát thực hiện không đúng nội dung, yêu cầu, trách nhiệm, thẩm quyền giám sát.
Lãnh đạo công tác giám sát trong Đảng được quy định thế nào?
Lãnh đạo công tác giám sát trong Đảng được quy định tại Điều 8 Quy định 86-QĐ/TW năm 2017, cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp:
- Triển khai, quán triệt Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận, hướng dẫn của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình về công tác giám sát.
- Xây dựng và chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy cùng cấp và cấp ủy cấp dưới xây dựng phương hướng, nhiệm vụ; phân công cấp ủy viên, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp thực hiện công tác giám sát.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cấp ủy cấp dưới thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát.
- Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để các tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ giám sát và để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân tham gia giám sát.
- Ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định phối hợp giữa ủy ban kiểm tra với các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy, giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy với ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc với các cơ quan liên quan.
- Nghe báo cáo và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ giám sát; giải quyết kiến nghị của các tổ chức đảng cấp dưới và định kỳ sơ kết, tổng kết về công tác giám sát.
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến công tác giám sát.
- Đề xuất với cấp có thẩm quyền về những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành các văn bản về công tác giám sát của Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nào quyết định hình thức đàm phán giá đối với trường hợp mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm?
- Mùng 1 Tết âm 2025 mặc màu gì? Mùng 1 mặc màu gì theo mệnh, tuổi để cả năm 2025 gặp may mắn?
- Để được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam với phân bón được nhà nước công nhận là tiến bộ kỹ thuật có cần kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia không?
- Hồ sơ trình phê duyệt chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm những giấy tờ, tài liệu nào?
- Định mức tiêu hao năng lượng ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát là bao nhiêu theo quy định pháp luật?