Có mấy cách xác định quốc tịch của trẻ em? Hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam cho trẻ em cần những giấy tờ gì?
Có mấy cách để xác định quốc tịch của trẻ em?
Căn cứ Điều 14 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, việc xác định quốc tịch của trẻ em được sinh ra trong/ngoài lãnh thổ Việt Nam được xác định là người có quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam và khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam.
- Sinh ra trong/ngoài lãnh thổ Việt Nam mà sinh ra có cha hoặc mẹ - chỉ một người là công dân Việt Nam còn người còn lại là người không có quốc tịch.
- Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam còn cha thì không xác định được là ai.
- Cha hoặc mẹ một người là công dân Việt Nam, người còn lại là người nước ngoài nhưng cha mẹ có thoả thuận bằng văn bản về việc lấy quốc tịch Việt Nam cho con tại thười điểm đăng ký khai sinh cho con.
- Trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận việc lựa chọn quốc tịch của con là quốc tịch Việt Nam.
Trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam và khi sinh ra, cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng thường trú tại Việt Nam.
- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, mẹ là người không quốc tịch, có nơi thường trú tại Việt Nam còn cha thì không xác định được.
- Trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ của trẻ em đó là ai. Với trường hợp này, nếu tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài hoặc chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ nhưng người này lại chỉ có quốc tịch nước ngoài thì trẻ em này không còn quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ em là công dân Việt Nam, được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn được giữ quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ em là người nước ngoài, được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì từ thời điểm được công nhận việc nuôi con nuôi sẽ có quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ em là người nước ngoài được cặp vợ chồng trong đó có một người là công dân Việt Nam, người còn lại là người nước ngoài nếu có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi thì được mang quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, để xác định trẻ em sinh ra có mang quốc tịch Việt Nam cần căn cứ vào việc trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam hay nơi khác, có cha mẹ là công dân Việt Nam hay không và cha mẹ có thoả thuận việc lấy quốc tịch Việt Nam cho con hay không.
Do căn cứ tại Điều 8 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, Việt Nam hạn chế tình trạng không quốc tịch nên luôn tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam được có quốc tịch và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam.
Có mấy cách xác định quốc tịch của trẻ em? Hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam cho trẻ em cần những giấy tờ gì?(Hình từ internet)
Hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam cho trẻ em cần những giấy tờ gì?
Theo Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, để trẻ em được nhập quốc tịch Việt Nam và được xác định quốc tịch của trẻ em là quốc tịch Việt Nam thì cha mẹ cần phải chuẩn bị hồ sơ sau đây:
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (đơn này thực hiện theo mẫu). Mẫu đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam được quy định tại mẫu TP/QT-2020-ĐXNQT.1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BTP Tải về
- Giấy khai sinh (nếu trẻ em là con của công dân Việt Nam - giấy tờ này dùng để chứng minh mối quan hệ này).
- Bản khai lý lịch.
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác phải có ảnh được đóng dấu kèm theo đầy đủ thông tin về họ tên của trẻ em, ngày tháng năm sinh của trẻ em hoặc giấy thông hành hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị sử dụng.
- Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch.
- Văn bản thoả thuận của cha mẹ, có đầy đủ chữ ký của hai người về việc xin nhập quốc tịch cho trẻ em chưa thành niên theo cha mẹ (trong trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam). Nếu cha mẹ đã chết thì cần giấy tờ chứng minh cha mẹ đã chết, đã mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự…
Lưu ý: Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam phải lập thành 3 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan thụ lý hồ sơ.
Người yêu cầu nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú nếu sống ở Việt Nam. Sau đó, hồ sơ của người xin nhập quốc tịch sẽ được các cơ quan sau đây xem xét, xác minh: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, công an cấp tỉnh, Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước là người ký quyết định nhập quốc tịch Việt Nam.
Thời gian giải quyết xin nhập quốc tịch Việt Nam là bao lâu?
*Thời gian giải quyết xin nhập quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
- 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Sở Tư pháp đề nghị công an tỉnh xác minh nhân thân người xin nhập quốc tịch.
- 30 ngày làm việc: Công an cấp tỉnh xác minh, gửi kết quả về Sở Tư pháp.
- 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh: Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và gửi ý kiến đề xuất cho Bộ Tư pháp.
- 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất: Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ và thông báo người yêu cầu thực hiện thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài (nếu có).
- 10 ngày làm việc kể từ khi người yêu cầu nhận được quyết định thôi quốc tịch nước ngoài: Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo: Thủ tướng trình Chủ tịch nước xem xét nhập quốc tịch cho người yêu cầu.
- 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ: Chủ tịch nước xem xét, ra quyết định nhập quốc tịch cho người yêu cầu nhập quốc tịch Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 cuối kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 theo Thông tư 27?
- Cách viết bản kê khai tài sản thu nhập phục vụ công tác cán bộ? Công khai bản kê khai tài sản thu nhập như nào?
- Giấy giới thiệu công ty được dùng để làm gì? Cách viết mẫu Giấy giới thiệu công ty? Tải về mẫu?
- Mức phạt xe không chính chủ xe máy, xe ô tô 2025 theo Nghị định 168? Có trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Huân chương Lao động hạng 3 do ai tặng? Tiêu chuẩn Huân chương Lao động hạng 3 đối với tập thể?