Có giới hạn số cuộc thi hoa hậu trong một năm không? Ai có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức cuộc thi hoa hậu?
Có giới hạn số cuộc thi hoa hậu được tổ chức trong một năm không?
Quy định pháp luật mới nhất về hoạt động nghệ thuật biểu diễn được điều chỉnh bởi Nghị định 144/2020/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2021).
Theo đó, so với quy định cũ, tại Nghị định 144/2020/NĐ-CP không còn quy định về số lượng cuộc thi hoa hậu được phép tổ chức trong một năm.
Như vậy, số lượng cuộc thi hoa hậu được tổ chức trong một năm là không giới hạn theo quy định hiện hành, tuy nhiên phải đảm bảo được các điều kiện về tổ chức, hoạt động theo quy định pháp luật.
Trước đó, tại Nghị định 79/2012/NĐ-CP (hết hiệu lực kể từ ngày 01/02/2021) quy định về số lượng các cuộc thi hoa hậu như sau:
Tên gọi và số lượng các cuộc thi người đẹp trong nước
1. Cuộc thi người đẹp có quy mô toàn quốc được gọi tên là thi Hoa hậu.
2. Đối với cuộc thi người đẹp khác, căn cứ vào mục đích, ý nghĩa và tiêu chí cuộc thi, Ban tổ chức đặt tên cho phù hợp.
3. Số lượng các cuộc thi người đẹp hàng năm được quy định như sau:
a) Đối với cuộc thi người đẹp có quy mô toàn quốc mỗi năm tổ chức không quá 02 lần;
b) Đối với cuộc thi người đẹp vùng, ngành, đoàn thể trung ương, mỗi năm tổ chức không quá 03 lần;
c) Đối với cuộc thi người đẹp cấp tỉnh, mỗi năm tổ chức không quá 01 lần;
d) Đối với cuộc thi người đẹp quốc tế tổ chức tại Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể của từng năm để xem xét, quyết định.
Có giới hạn số cuộc thi hoa hậu trong một năm không? Ai có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức cuộc thi hoa hậu? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức cuộc thi hoa hậu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện tổ chức cuộc thi hoa hậu như sau:
Điều kiện, thủ tục tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu quy định tại khoản 2 Điều 14
1. Điều kiện tổ chức cuộc thi:
a) Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;
b) Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
c) Có văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, để tổ chức được một cuộc thi hoa hậu cần đáp ứng được các điều kiện sau:
- Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;
- Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
- Có văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép (văn bản chấp thuận) tổ chức cuộc thi hoa hậu được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 144/2020/NĐ-CP là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc thi.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan trực thuộc thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm bảo đảm hoạt động tổ chức cuộc thi trên địa bàn đúng quy định của pháp luật.
Có mấy hình thức tổ chức cuộc thi hoa hậu theo quy định mới nhất?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về Hình thức tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu như sau:
Hình thức tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu
1. Cuộc thi dành cho tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan và tổ chức, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Cuộc thi khác không thuộc hình thức quy định tại khoản 1 Điều này, thực hiện quy định tại Điều 16 Nghị định này.
3. Cuộc thi không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm.
Như vậy, theo quy định mới nhất thì cuộc thi hoa hậu được tổ chức theo 03 hình thức:
- Cuộc thi dành cho tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan và tổ chức, thực hiện thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức cuộc thi trước khi tổ chức. Người đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt.
- Cuộc thi khác không thuộc hình thức quy định trên, thực hiện quy định theo Điều 16 Nghị định 144/2020/NĐ-CP
- Cuộc thi không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?