Có được tiết lộ thông tin trong E-HSDST của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác khi sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP?
Quy định về bảo mật đối với hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP?
Căn cứ theo quy định tại Chương I Phần 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BKHĐT quy định về bảo mật đối với hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP như sau:
“18. Bảo mật
18.1. Thông tin liên quan đến việc đánh giá E-HSDST phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà đầu tư hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư cho đến khi công khai kết quả sơ tuyên. Trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong E-HSDST của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ thông tin được công khai trong biên bản mở thầu.
18.2, Trừ trường hợp làm rõ E-HSDST theo quy định tại Mục 19 E-CDNĐT, nhà đầu tư không được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến E-HSDST của mình và các vấn đề khác liên quan đến dự án trong suốt thời gian từ khi mở E-HSDST cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển.”
Theo đó, thông tin liên quan đến việc đánh giá E-HSDST phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà đầu tư hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển. Trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong E-HSDST của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ thông tin được công khai trong biên bản mở thầu.
Sau khi mở thầu, trường hợp phát hiện nhà đầu tư thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ thì cần phải làm gì?
Căn cứ theo quy định tại Chương I Phần 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BKHĐT quy định về làm rõ E-HSDST như sau:
“19. Làm rõ E-HSDST
19.1. Sau khi mở thầu, trường hợp phát hiện nhà đầu tư thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì Bên mời thầu phải yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm, Nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ E-HSDST theo yêu cầu của Bên mời thầu.
19.2, Trường hợp trong quá trình đánh giá, nhà đầu tư phát hiện E-HSDST thiệu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà đầu tư được phép tự làm rõ, bổ sung tài liệu đến Bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Văn bản làm rõ của nhà đầu tư chỉ được chấp thuận trong trường hợp được gửi thông qua Hệ thống trước thời điểm thông báo kết quả sơ tuyển. Trường hợp gửi văn bản làm rõ Sau thời điểm thông báo kết quả sơ tuyển, văn bản làm rõ và thông tin, tài liệu kèm theo (nếu có) sẽ không được xem xét, đánh giá.
19.3. Trong quá trình đánh giá, việc làm rõ E-HSDST giữa nhà đầu tư và Bên mời thầu được thực hiện trực tiếp trên Hệ thống. Việc làm rõ chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có E-HSDST cần phải làm rõ.
19.4, Việc làm rõ, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện E-HSDST phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi tư cách và tên nhà đầu tư tham dự sơ tuyển.
19.5. Trong yêu cầu làm rõ E-HSDST, bên mời thầu phải | quy định thời hạn làm rõ của nhà đầu tư (thời hạn này phải phù hợp với tiến độ thực hiện dự án, bảo đảm nhà đầu tư có đủ thời gian chuẩn bị các tài liệu làm rõ E-HSDST). Trường hợp quá thời hạn làm rõ mà bên mời thầu không nhận được làm rõ E-HSDST từ nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư làm rõ EHSDST nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của bên mời thầu thì bên mời thầu sẽ đánh giá E-HSDST của nhà đầu tự theo thông tin nêu tại E-HSDST nộp trước thời điểm đóng thầu.”
Theo đó, sau khi mở thầu, trường hợp phát hiện nhà đầu tư thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì Bên mời thầu phải yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm, Nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ E-HSDST theo yêu cầu của Bên mời thầu.
Có được tiết lộ thông tin trong E-HSDST của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác khi sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP? (Hình từ internet)
Việc xếp hạng nhà đầu tư được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Chương I Phần 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BKHĐT quy định về xếp hạng nhà đầu tư như sau:
“20. Đánh giá E- HSDST và xếp hạng nhà đầu tư.
20.1. Việc đánh giá E-HSDST thực hiện theo phương pháp HSDST và xếp và tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Chương III - Đánh giá hạng nhà đầu tư
E-HSDST.
20.2, Việc xếp hạng nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại E-BDL”
Như vậy, trừ trường hợp làm rõ E-HSDST theo quy định tại Mục 19 E-CDNĐT, nhà đầu tư không được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến E-HSDST của mình và các vấn đề khác liên quan đến dự án trong suốt thời gian từ khi mở E-HSDST cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển.
Thông tư 10/2020/TT-BKHĐT có hiệu lực từ 01/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?