Có được thi công chức Thanh tra viên sau khi học xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước không?

Tôi muốn hỏi học ngành xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước thì sau có thi công chức bên thanh tra không? - câu hỏi của chị Phương (Quảng Ngãi)

Học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước thì có được thi công chức Thanh tra viên không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra 2010 quy định như sau:

Tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên
1. Thanh tra viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
b) Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;
c) Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;
d) Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.
2. Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, Chính phủ quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với Thanh tra viên của từng ngạch thanh tra.

Đồng thời căn cứ vào khoản 4 Điều 6 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định như sau:

Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên
...
4. Yêu cầu trình độ, thâm niên công tác:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác;
b) Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên;
c) Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên;
d) Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức. Đối với công chức công tác tại các địa phương ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo có sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phục vụ trực tiếp cho công tác thì được thay thế chứng chỉ ngoại ngữ bằng chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra nơi công chức đó công tác xác nhận;
đ) Sử dụng thành thạo tin học văn phòng hoặc có chứng chỉ tin học văn phòng;
e) Có thời gian ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước thì phải có thời gian ít nhất 05 năm giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch thanh tra viên.

Theo đó, tiêu chuẩn để trở thành thanh tra viên cần phải có bằng tốt nghiệp đại học phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác.

Vậy nên học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước thì sau tốt nghiệp vẫn có thể thi công chức Thanh tra viên nêu như tại vị trí việc làm đó yêu cầu chuyên môn về xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước.

Có được thi công chức bên thanh tra sau khi học xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước không?

Có được thi công chức Thanh tra viên sau khi học xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước không? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của Thanh tra viên được quy định như thế nào?

Căn cứ vào khoản Điều 6 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của thanh tra viên như sau:

- Tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;

- Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;

- Lập biên bản, viết báo cáo kết quả thanh tra, làm rõ từng nội dung đã thanh tra, xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm; kiến nghị biện pháp giải quyết;

- Tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện các cuộc thanh tra được giao;

- Trong quá trình thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước giao.

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với hoạt động thanh tra là gì?

Căn cứ vào Điều 13 Luật Thanh tra 2010 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với thanh tra viên như sau:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.

- Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao.

- Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.

- Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.

- Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.

- Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra nhà nước; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.

- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra.

- Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

- Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

Thanh tra viên Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Thanh tra viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mã ngạch công chức thanh tra gồm những gì? Khi nào Thanh tra viên được xét nâng ngạch theo quy định mới?
Pháp luật
Bảng lương thanh tra viên 2024 mới nhất sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng là bao nhiêu?
Pháp luật
Thanh tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề không? Thanh tra viên nhận hối lộ thì có bị miễn nhiệm không?
Pháp luật
Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên chính là gì? Thanh tra viên công tác bao nhiêu năm thì được dự thi nâng ngạch?
Pháp luật
Sĩ quan Quân đội công tác bao nhiêu năm thì được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên? Thanh tra viên là sĩ quan Quân đội được hưởng các chế độ gì?
Pháp luật
Từ ngày 15/6/2024 Thanh tra viên bị miễn nhiệm có bị thu hồi Thẻ thanh tra không? Những trường hợp thu hồi Thẻ thanh tra?
Pháp luật
Trường hợp miễn nhiệm thanh tra viên thì thẻ thanh tra có bị thu hồi theo quy định pháp luật hay không?
Pháp luật
Để được bổ nhiệm thanh tra viên cán bộ công chức cần phải có bao nhiêu năm công tác? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm thanh tra viên cần những gì?
Pháp luật
Việc xét bổ nhiệm thanh tra viên đối với sĩ quan quân đội thì việc xét bổ nhiệm thanh tra viên sẽ do cơ quan nào thực hiện?
Pháp luật
Thanh tra viên tiến hành thanh tra không đúng thẩm quyền sẽ bị xử lý như thế nào? Thư ký Tòa án có được phép bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thanh tra viên
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
2,221 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thanh tra viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thanh tra viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào