Có được thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên thứ 3 không? Hợp đồng thế chấp có bắt buộc phải công chứng, chứng thực?
Có được thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên thứ 3 không?
>> Mới nhất Tải Luật Đất đai 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 thì thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Và theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:
Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Theo đó, thế chấp là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản bên nhận thế chấp.
Như vậy, việc thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên thứ 3 được hiểu là việc bên thế chấp cũng dùng tài sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ của một bên khác cho bên nhận thế chấp.
Và theo quy định pháp luật không có điều khoản cấm thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho người khác nên bên thế chấp hoàn toàn có quyền thế chấp quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên thứ 3 với bên nhận thế chấp.
Các chủ thể trong quan hệ thế chấp tài sản trên có thể được xác định như sau:
- Bên thế chấp: Bên sở hữu tài sản và mang đi thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ cho người khác.
- Bên nhận thế chấp: Tổ chức, cá nhân thực hiện việc nhận thế chấp.
- Bên được bảo đảm: bên có nghĩa vụ và nghĩa vụ được bảo đảm bởi tài sản thế chấp của bên thế chấp.
Có được thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên thứ 3 không? Hợp đồng thế chấp có bắt buộc phải công chứng, chứng thực? (Hình từ Internet)
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có bắt buộc phải công chứng, chứng thực trong mọi trường hợp?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
...
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng, chứng thực thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
Như vậy, đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định trong mọi trường hợp. Nếu các bên giao kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mà không công chứng, chứng thực thì hợp đồng thế chấp vô hiệu.
Bên thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên thứ 3 có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 322 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên thứ 3 có những quyền và nghĩa vụ sau:
Quyền của bên thế chấp
- Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
- Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
- Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
- Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
- Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
- Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp
- Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
- Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc 22 12 ý nghĩa kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
- Việc lập, lưu trữ, bàn giao và quản lý hồ sơ nhà ở được quy định thế nào? Nội dung quản lý, sử dụng nhà ở?
- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là gì? Hàng hóa chưa được lắp ráp được nhập khẩu thành nhiều chuyến hàng thì có cùng xuất xứ không?
- Nội dung giám sát hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư? Trình tự, thủ tục giám sát hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?
- Hồ sơ cấp đổi Giấy phép lái xe dân sự sang Giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 gồm những gì?