Có được thanh toán bảo hiểm y tế khi doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động không?
Có được thanh toán bảo hiểm y tế khi doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động không?
Có được thanh toán bảo hiểm y tế khi doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động không, thì căn cứ Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định:
Xử lý vi phạm
...
3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:
a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế;
b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Như vây, trong trường hợp công ty chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động (giám đốc) thì khoản thời gian chậm đóng người lao động khi đi khám chữa bệnh sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả mà phải tự mình chi trả chi phí.
Trường hợp sau khi công ty đóng đủ bảo hiểm y tế thì cơ quan bảo hiểm cũng sẽ không chi lại khoản tiền chi phí khám chữa bệnh cho người lao động.
Mà trường hợp này doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm chi trả lại khoản tương đương cho người lao động mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh mà họ đáng lẽ ra phải được hưởng anh nha.
Bảo hiểm y tế (Hình từ Internet)
Công ty chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động bị phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Công ty chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động bị phạt vi phạm hành chính theo khoản 2, khoản 5 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế
...
2. Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm, nếu công ty có cùng hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt gấp đôi (quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
Như vậy, công ty có hành vi chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng tùy theo số lượng người lao động bị chậm đóng đóng bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó, công ty còn buộc phải hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) và buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.
Tranh chấp về bảo hiểm y tế các bên hòa giải không thành thì có quyền làm gì?
Tranh chấp về bảo hiểm y tế các bên hòa giải không thành thì xử lý theo khoản 2 Điều 48 Luật Bảo hiểm y tế 2008 như sau:
Tranh chấp về bảo hiểm y tế
1. Tranh chấp về bảo hiểm y tế là tranh chấp liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm bảo hiểm y tế giữa các đối tượng sau đây:
a) Người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 12 của Luật này, người đại diện của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này;
c) Tổ chức bảo hiểm y tế;
d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Tranh chấp về bảo hiểm y tế được giải quyết như sau:
a) Các bên tranh chấp có trách nhiệm tự hòa giải về nội dung tranh chấp;
b) Trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tranh chấp về bảo hiểm y tế các bên hòa giải không thành thì có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?