Có được sử dụng phương pháp xác định về bụi tại nơi làm việc khác với quy định của pháp luật không?
- Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp nào để xác định nồng độ bụi tại nơi làm việc?
- Có được sử dụng phương pháp xác định về bụi tại nơi làm việc khác với quy định của pháp luật không?
- Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc được quy định như thế nào? Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi bông tại nơi làm việc là bao nhiêu?
Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp nào để xác định nồng độ bụi tại nơi làm việc?
Theo quy định tại Mục III Thông tư 02/2019/TT-BYT quy định phương pháp doanh nghiệp có thể dùng để xác định nồng độ bụi và giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của bụi tại nơi làm việc như sau:
(1) Xác định bụi amiăng theo TCVN 6504:1999 - Chất lượng không khí. Xác định nồng độ số sợi vô cơ trong không khí bằng kính hiển vi quang học phản pha. Phương pháp lọc màng (ISO 8672:2014).
(2) Xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng (cân giấy lọc);
(3) Xác định nồng độ bụi hô hấp bằng bằng phương pháp trọng lượng ban hành kèm theo quy chuẩn này. Trường hợp vì lý do an toàn hay kỹ thuật của điều kiện sản xuất không thể lấy mẫu hoặc nồng độ bụi thấp thì có thể xác định nồng độ bụi toàn phần và hô hấp bằng máy đo điện tử ban hành kèm theo quy chuẩn này.
(4) Xác định hàm lượng silic tự do trong bụi lắng theo bằng phương pháp so màu (Polejaev) ban hành kèm theo quy chuẩn này;
Xác định hàm lượng silic tự do trong bụi toàn phần hoặc hô hấp bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại ban hành kèm theo quy chuẩn này.
(5) Xác định nồng độ bụi bông theo Phụ lục 6 Thông tư 02/2019/TT-BYT.
Có được sử dụng phương pháp xác định về bụi tại nơi làm việc khác với quy định của pháp luật không?
Theo quy định tại khoản 5 Mục III Thông tư 02/2019/TT-BYT quy định như sau:
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
....
5. Chấp nhận các phương pháp xác định là các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn phương pháp quy định trên. Trong những tình huống và yêu cầu cụ thể, có thể áp dụng các phương pháp xác định là các tiêu chuẩn hoặc phương pháp khác đáp ứng yêu cầu quy định của quy chuẩn này.
Chiếu theo quy định này, nhà nước linh động cho doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định nồng độ bụi và giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của bụi tại nơi làm việc cụ thể:
Doanh nghiệp được phép sử dụng các phương pháp xác định là các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn phương pháp do luật định.
Đồng thời, trong những tình huống và yêu cầu cụ thể, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp xác định là các tiêu chuẩn hoặc phương pháp khác đáp ứng yêu cầu quy định của quy chuẩn này.
Có được sử dụng phương pháp xác định về bụi tại nơi làm việc khác với quy định của pháp luật không? (hình từ internet)
Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc được quy định như thế nào? Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi bông tại nơi làm việc là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Mục II Thông tư 02/2019/TT-BYT quy định giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc như sau:
Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc
1.1. Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi amiăng tại nơi làm việc
Trong đó:
- CTP (mg/m3): Nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần, đơn vị mg/m3
- CHH (mg/m3): Nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp, đơn vị mg/m3
1.2.2. Hàm lượng silic tự do được xác định trong mẫu bụi lắng, bụi toàn phần hoặc bụi hô hấp.
1.3. Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi không chứa silic tại nơi làm việc
Bảng 3. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi không chứa silic tại nơi làm việc
1.4. Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi bông tại nơi làm việc
Bảng 4. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi bông tại nơi làm việc
Khi hàm lượng silic tự do trong bụi than lớn hơn 5% thì giới hạn tiếp xúc cho phép được quy định theo bụi silic.
Hàm lượng silic tự do được xác định trong bụi toàn phần, bụi hô hấp hoặc bụi lắng.
2. Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với bụi quá 8 giờ/ngày
Được quy định, tính theo công thức sau:
Trong đó:
- TWAn: Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc quá 8 giờ/ngày làm việc (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng).
- TWA: Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc tính theo thời lượng tiếp xúc 8 giờ/ngày (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng) được quy định tại mỗi bảng (Bảng 1 - Bảng 5) tương ứng với từng loại bụi.
- h: Số giờ tiếp xúc thực tế trong 1 ngày (h > 8).
3. Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với bụi quá 40 giờ/tuần làm việc
Được quy định, tính theo công thức sau:
Trong đó:
- TWAt: Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc quá 40 giờ trong 1 tuần làm việc (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng).
- TWA: Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc tính theo thời lượng tiếp xúc 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần làm việc (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng) được quy định tại mỗi bảng (Bảng 1 - Bảng 5) tương ứng với từng loại bụi.
- H: Số giờ tiếp xúc thực tế (H>40) trong 1 tuần làm việc.
Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi bông tại nơi làm việc (TWA) là 1,0 mg/m3.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?