Có được sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc không?

Tôi có một câu hỏi như sau: Có được sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc không? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.T.T ở Đồng Tháp.

Có được sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc không?

Việc được sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc không, theo quy định tại Điều 126 Nghị định 54/2017/NĐ-CP như sau:

Các thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc
1. Các thông tin, hình ảnh quy định tại Luật quảng cáo.
2. Các nội dung gây hiểu nhầm về thành phần, tác dụng, chỉ định, xuất xứ của thuốc.
...
10. Kết quả nghiên cứu lâm sàng hoặc kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận.
11. Sử dụng danh nghĩa, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn của tổ chức, cá nhân để quảng cáo thuốc.
12. Lợi dụng xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc để quảng cáo thuốc.
13. Hình ảnh, tên, biểu tượng của cán bộ y tế.
14. Hình ảnh động vật, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
15. Các câu, từ mang tính mách bảo, truyền miệng để khuyên dùng thuốc.
16. Sử dụng hình ảnh người bệnh để mô tả tình trạng bệnh lý hoặc công dụng của thuốc không phù hợp với tài liệu liên quan đến thuốc và các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.

Theo đó, các thông tin, hình ảnh được quy định tại Điều 126 nêu trên không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc.

Do đó, tổ chức/ cá nhân không được sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc.

Quảng cáo thuốc

Quảng cáo thuốc (Hình từ Internet)

Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc thì tổ chức bị xử phạt thế nào?

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc được quy định tại điểm c khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 50 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:

Vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc
...
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
c) Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc;
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
...

Theo quy định trên, tổ chức sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc là bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP, bổ sung cho Điều 3a Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc là 01 năm.

Quảng cáo thuốc Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Quảng cáo thuốc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Quảng cáo thuốc thiếu khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Quảng cáo thuốc có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực thì có thể bị xử phạt đến 80 triệu đồng đúng không?
Pháp luật
Có được sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh thuốc không được quảng cáo thuốc trong những trường hợp nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Nội dung dược liệu là nguyên liệu làm thuốc ghi trên giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấy xác nhận thì doanh nghiệp xử lý như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp sẽ tự động điều chỉnh nội dung quảng cáo thuốc mà không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký mới giấy xác nhận trong trường hợp nào?
Pháp luật
Thuốc bôi ngoài da với nồng độ Acyclovir ≤ 5% có đủ điều kiện được quảng cáo không? Nội dung quảng cáo thuốc bôi ngoài da bắt buộc phải có những thông tin gì?
Pháp luật
Các quảng cáo về thuốc 'nhà tôi 3 đời trị sỏi thận' gây ám ảnh một thời gian dài trên Youtube về bản chất có được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam?
Pháp luật
Quảng cáo ống hít chứa hoạt chất Budesonid không đưa ra tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quảng cáo thuốc
300 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quảng cáo thuốc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: