Có được rời hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông? Người gây tai nạn không ở lại hiện trường thì có bị xem là tình tiết tăng nặng khi xử phạt không?
Người gây tai nạn giao thông có được rời hiện trường sau khi gây tai nạn không?
Căn cứ theo khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi đã bị pháp luật nghiêm cấm.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp nếu người gây tai nạn ở lại hiện trường thì có thể bị người thân của nạn nhân hoặc của người tham gia giao thông khác hành hung, tấn công, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe. Do đó, theo khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về vấn đề này cụ thể như sau:
"Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền."
Theo đó, pháp luật quy định người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến.
Tuy nhiên, trong những trường hợp sau đây thì cho phép những người này được rời khỏi hiện trường nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất:
- Người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu;
- Phải đưa người bị nạn đi cấp cứu nên phải rời hiện trường;
- Vì lý do bị đe dọa đến tính mạng.
Như vậy, nếu vì lý do bị đe dọa đến tính mạng thì bạn có thể rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn, đồng thời, bạn cũng đã trình báo với cơ quan công an ngay sau đó thì đây sẽ không được xem là tình tiết tăng nặng khi bị xử phạt bạn nhé.
Có được rời đi sau khi gây tai nạn giao thông (Hình từ Internet)
Những người có mặt khi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm gì không?
Tại khoản 2 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông cụ thể như sau:
"Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
...
2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ hiện trường;
b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền."
Theo đó, không chỉ những người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn thì có mới trách nhiệm khi xảy ra tai nạn mà kể cả những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn thì cũng phải có những trách nhiệm như trên.
Người điều khiển xe ô tô bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông vì lý do bị đe dọa đến tính mạng thì có bị xử phạt không?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
"Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở."
Theo đó, nếu sau khi gây tai nạn giao thông mà bạn rời khỏi hiện trường vì lý do bị đe dọa đến tính mạng nhưng lại không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền ngay sau đó thì bạn vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?